LỊCH SỬ 10 – Bài 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC  VIỆT NAM

1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

* Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế  kỷ I sau CN):

       Công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, nông nghiệp trồng lúa nước  tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, săn bắt, chăn nuôi,đánh cá, làm nghề thủ công  như đúc đồng, làm gốm.

       Xuất hiện sự phân công lao động  giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

       Sự  phân hóa xã hội: kẻ giàu, người nghèo.

       Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm  dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

* Tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:

       Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục  An Dương Vương.

      Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.

       Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì ), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội)

* Nhận xét

       Nhà nước  Văn Lang đơn giản,sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.

      Nhà nước  Âu Lạc được  mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố  nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà  năm 179 TCN.

Tìm Hiểu Thêm:  B6. Tích của vectơ với một số

* Xã hội  có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tỳ,cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Lương thực chính là thóc gạo, khoai sắn, thức ăn có cá, thịt, rau, củ.

* Tập quán:ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xâm mình, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo váy, nam đóng khố.

* Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời, thần Sông thần Núi và tục phồn thực, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.

* Tục lệ: cưới xin, ma chay, lễ hội …

 

Lưỡi cày đồng Cổ Loa

Nhà cửa thời Văn Lang

Trang phục nam nữ thời Văn Lang

Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X

2. Quốc gia cổ Cham pa

* Hình thành  ở ven biển miền Trung  và Nam Trung Bộ:

       Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

       Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm  giành độc lập từ tay  nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

       Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ  sông Gianh(Quảng Bình) đến Bình Thuận  và đổi tên nước là Cham pa.

* Kinh tế

       Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước.

       Nghề thủ công như  dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng, khu Thánh địa Mỹ Sơn.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 2 - CÁC GIỚI SINH VẬT

* Chính trị: theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành  về chính trị, kinh tế, tôn giáo, giúp việc có tể tướng và các đại thần, kinh đô ở Sin -ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn – Bình Định).

* Văn hóa:

       Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.

       Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.

       Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

* Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

Thế Kỷ X-XV  phát triển, sau đó suy thoái  và là một bộ phận  của lãnh thổ, cư dân và  văn hóa Việt Nam.

Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn của nhiếp ảnh gia Trần Thanh Sang

Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.

Vương quốc Phù Nam

3. Quốc gia cổ Phù Nam: hình thành tại châu thổ  sông Cửu Long( An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh,Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh)

       Cách ngày nay 1500 đến 2000 năm  văn hóa Óc Eo  (nguồn là văn hóa Đồng Nai).

       Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III-V), có tiếng nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu  nắm mọi quyền hành.

       Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

       Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hin đu.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 6. Công thức lượng giác – công thức nhân

       Nghệ thuật: ca, múa, nhạc.

       Xã hội phân hóa giàu nghèo, tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

Cuối thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *