ĐỊA LÝ VIỆT NAM
BÀI 1
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
a. Bối cảnh

– Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
– Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
– Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

b. Diễn biến
Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:
     + Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.
     +
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
     +
Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c. Thành tựu
– Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
– Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh…).
– Đời sống nhân dân được cải thiện làm  giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh

– Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
– Việt Nam là thành viên của  ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, thành viên WTO năm 2007.


b. Thành tựu

– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)
– Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa  học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
– Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo.

3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
– Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
– Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
– Đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
– Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
– Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *