BÀI 25
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
Có nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế – xã hội, kĩ thuật, lịch sử…
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

– Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử có tác động khác nhau:
      + Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

      + Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế – xã hội có tác động mạnh làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến.

2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

Khái niệm vùng nông nghiệp: Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiên kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.
Nước ta có 7 vùng nông nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau:
           
– Vùng miền núi và trung du phía Bắc           
           
– Vùng đồng bằng ven sông Hồng.
            – Vùng Bắc Trung Bộ.
            – Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
            – Vùng Tây Nguyên.
            – Vùng Đông Nam Bộ.
            – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
– Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
– Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, cho phép:
          + Đa dạng hoá kinh tế nông thôn.
          + Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.
          + Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.
          + Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.
Trang trại phát triển về số lượng và loại hình => sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *