TÌM CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG DĐ CỦA CON LẮC ĐƠN

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Phương trình dao động của con lắc đơn.


Chiều dài của con lắc đơn


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 8 bài tập bao gồm các câu bài tập tìm các đại lượng trong
dao động của con lắc đơn được trích từ các đề kiểm tra, đề thi của các trường
và sách bài tập vật lý ôn thi. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề
sau :

Vấn đề : Tìm các đại lượng trong
dao động của con lắc đơn.

** Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được phương trình
dao động của con lắc đơn, các đại lượng trong dao động con lắc đơn và phương pháp
giải bài tập dao động của con lắc đơn. Đây là những kiến thức trọng tâm có
trong các đề thi và đề kiểm tra.


Bài tập
1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2, con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì (2p/7) s. Tính chiều dài, tần số và tần số góc của dao động của con lắc.

2. Ở cùng nơi trên Trái Đất con lắc đơn có chiều dài l1 dao động với chu kỳ T1 = 2 s, chiều dài l2 dao động với chu kỳ T2 = 1,5 s. Tính chu kỳ dao động của con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 và con lắc đơn có chiều dài l1l2 tại nơi đó.

3. Khi con lắc đơn có chiều dài l1, l2 (l1 > l2) có chu kỳ dao động tương ứng là T1, T2 tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Biết tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 có chu kỳ dao động là 2,7; con lắc đơn có chiều dài l1 l2 có chu kỳ dao động là 0,9 s. Tính T1, T2l1, l2.

4. Trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng một nơi trên Trái Đất một con lắc đơn thực hiện được 60 dao động. Tăng chiều dài của nó thêm 44 cm thì trong khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 50 dao động. Tính chiều dài và chu kỳ dao động ban đầu của con lắc.

5. Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm, lò xo có độ cứng 10 N/m. Tính khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo.

6. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 nhỏ (α0 < 100). Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Xác định vị trí (li độ góc α) mà ở đó thế năng bằng động năng khi:

a. Con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương về vị trí cân bằng.

b. Con lắc chuyển động chậm dần theo chiều dương về phía vị trí biên.

7. Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m = 100 g, treo vào đầu sợi dây dài l = 50 cm, ở một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Con lắc dao động điều hòa với biên độ góc a0 = 100 = 0,1745 rad. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng. Tính thế năng, động năng, vận tốc và sức căng của sợi dây tại:

a. Vị trí biên.                                             B. Vị trí cân bằng.

8. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc a0 tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Biết lực căng dây lớn nhất bằng 1,02 lần lực căng dây nhỏ nhất. Tính a0.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *