BÀI GIẢNG – TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

(Ngữ văn 12 – Cơ Bản)

I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn

a. Tác giả

       Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm. 

       Bút danh: Quang Dũng. 

       Sinh năm 1921 và mất năm 1988.

       Quê: Phương Trì, Đan Phượng, Hà Tây.

       Xuất thân trong một gia đình nho học. 

       Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh soạn nhạc. 

=> Một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt là khi ông viết về lính. 

b. Tác phẩm

       Năm 1948: Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác -> nhớ đồng đội cũ -> Tại Phù Lưu Chanh ông viết bài thơ này. 

       Mục đích sáng tác: ghi lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến.

Bố cục:

Bài thơ được chia làm ba đoạn:

+         Nỗi nhớ Tây Tiến

+         Hình ảnh người lính Tây Tiến

+         Khẳng định lý tưởng chiến đấu và tinh thần đồng đội.

Cảm hứng chính của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng gắn bó với nhau để làm nên linh hồn, sắc điệu của bài thơ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc

2. Tìm hiểu văn bản

a. Nỗi nhớ Tây Tiến

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

       Hai câu thơ mở đầu đã cụ thể cho cảm xúc của toàn bài thơ Sông Mã đại diện cho vùng đất miền Tây. Hai hình tượng song song kết động nỗi nhớ. Đó là miền Tây Bắc Bắc Bộ và người lính Tây Tiến. 

       “Nhớ chơi vơi” => tái hiện những kí ức trong nhân vật trữ tình những kỉ niệm đẹp đẽ, hào hùng của tuổi trẻ. Nỗi nhớ đã tạo nên cảm xúc mãnh liệt. 

b. Hình ảnh người lính Tây Tiến

Giữa khung cảnh hùng vĩ, dữ dội

       Câu thơ 3. 4 gợi tên đất, tên làng. Đó là Sài Khao, Mường Lát

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

=> Mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ huyền ảo. Người lính Tây Tiến hiện lên giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

       Hành quân chiến đấu đầy gian khổ, thử thách và hi sinh:

“Dốc lên khúc khuỷ, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

…………… mũ bỏ quên đời !

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm……… cọp trêu người

Nhớ ôi ! Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

       Cuộc hành quân đi qua núi cao, vực thẳm => giữa khó nhọc, gian khổ vẫn luôn thấy niềm vui tinh nghịch của người lính “Súng ngửi trời”.

Người lính Tây Tiến giữa khung cảnh núi rừng thơ mộng:

“Doanh trại… bừng …hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

=> Bút pháp lãng mạn tìm đến những liên tưởng giúp người đọc nhận ra niềm vui tràn ngập, tình tứ qua từ ngữ (đuốc hoa, em, nàng e ấp).

Tâm hồn lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.

Sự hy sinh thầm lặng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

…………anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Hình ảnh:

“Quân xanh màu lá dữ oai hùm” tô đậm thêm nét kiêu hùng của người lính. Cảm hứng lãng mạn đầy chất tráng ca => Khắc hoạ được bức chân dung người lính Tây Tiến bằng những nét vẽ phi thường, độc đáo vượt lên mọi khổ ải, thiếu thốn. 

Đó là nét vẻ hào hoa, lãng mạn đầy thơ mộng của những chàng trai Hà Nội. 

3. Khẳng định lí tưởng chiến đấu và tinh thần đồng đội.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

=> Khẳng định tình cảm của tác giả với đồng đội 

Mặt khác, đoạn thơ kết bài thể hiện lí tưởng chiến đấu “một đi không về” của người lính. Họ ra đi chiến đấu không hẹn ngày về. 

III. Tổng kết

Xem phần ghi nhớ SGK.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *