BÀI GIẢNG – NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ, ĐOẠN THƠ

(Ngữ văn 12 – Cơ Bản)

I. Khái niệm

1. Tìm hiểu ví dụ

“Bãi cát lại bãi cát dài

Đi một bước lại lùi một bước

Mặt trời đã lặn chưa dừng đựoc

Lữ khách trên đường rơi nước mắt”

(Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát)

2. Bài học

Vậy nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn sao cho làm rõ tư tưởng, phóng cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết. 

II. Cách làm bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ

a. Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, nắm chắc mục đích, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ.

b. Đoạn thơ, bài thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về ngôn ngữ, hình ảnh? 

c. Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?

III. Thực hành

1. Bình luận bài thơ “Hà Nội vắng em” của Tế Hanh. 

       Hà Nội phố đẹp, người đông Hà Nội có nhiều vườn hoa đẹp nằm kề dãy phố-Nhân vật trữ tình bộc lộ cô đơn trống trải. Cảnh vật ngay trước mắt mà thấy “chưa thân”, đi trong đêm trăng mà âm thầm lặng lẽ. 

       Thao tác tiếp theo là khẳng định vấn đề:  Vấn đề đặt ra trong bài thơ “Hà Nội vắng em”, hoàn toàn phù hợp với thái độ, tâm trạng, tình cảm của con người.

       Sau khẳng định vấn đề là thao tác mở rộng. Có ba cách:

+         Cách một là giải thích và chứng minh. 

+         Cách hai là lật ngược vấn đề. 

+         Cách ba là bàn bạc, đi sâu vào một khía cạnh nào đó của vấn đề. 

       Cụ thể: Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh. 

+         Tại sao cái chung hoà cùng cái riêng và nó được thể hiện như thế nào?

* Con người cá thể đều sinh ra và chịu sự tác động của cộng đồng. Vì thế nó không thể tách rời cái chung. 

       Tiêu đề bài thơ thể hiện sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng “Hà Nội vắng em”.

* Trong xã hội chúng ta, cái riêng không đối lập với cái chung. 

       Hình ảnh phố, con đường, vườn hoa, hàng cây, ánh trăng choán hết cả bài thơ. Tâm trạng của nhân vật trữ tình chỉ là một phần nhỏ nhưng không thể thiếu được. 

* Cái riêng làm nổi bật lên cái chung. 

       Trong mở rộng có thể sử dụng thao tác so sánh hoặc phản bác. 

       Sau mở rộng là nêu ý nghĩa vấn đề.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *