MẠCH ĐIỆN MỘT PHẦN TỬ

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Mạch xoay chiều chỉ có R.


Mạch xoay chiều chỉ có L.


Mạch xoay chiều chỉ có C.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 18 bài tập bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các câu bài tập
tự luận về đoạn mạch chỉ có một phần tử được trích từ các đề kiểm tra, đề thi
của các trường. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Các Mạch Điện Xoay Chiều
Cơ Bản.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được dạng của mạch điện chỉ
có một phần tử, phương pháp sử dụng định luật Ôm để giải các bài tập về loại
mạch điện này. Những kiến thức này sẽ có trong ôn thi tốt nghiệp, cao đẳng và
đôi lúc có trong các đề thi đại học.


Bài tập
1

CHỌN CÂU ĐÚNG SAI

1. Trong mạch điện xoay chiều chỉ có một điện trở thì cường độ dòng điện qua điện trở thuần cùng pha với điện áp ở hai đầu điện trở.

2. Trong mạch điện xoay chiều chỉ có một tụ điện thì cường độ dòng điện qua điện trở thuần sớm pha với điện áp ở hai đầu tụ điện một góc π/2.

3. Trong mạch điện xoay chiều chỉ có một cuộn cảm thuần thì cường độ dòng điện qua điện trở thuần chậm pha với điện áp ở hai đầu cuộn dây một góc π/2.

4. Tụ điện là linh kiện không cản trở dòng điện 1 chiều.

5. Cuộn dây thuần cảm cho dòng điện xoay chiều chạy qua , nhưng không cho dòng điện 1 chiều đi qua.

6. Khi tăng tần số thì cảm kháng và dung kháng đều tăng.

7. Dòng điện xoay chiều qua các linh kiện tụ điện , điện trở, cuộng dây, đều không tuân theo định luật Ohm.

8. Cảm kháng được tính theo công thức ZL=ω.L.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Đặt điện áp xoay chiều u = 220Ö2.cos(100πt) (V) vào mạch điện chỉ có điện trở thuần R = 100 Ω. Hãy tính cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch.

2. Đặt điện áp xoay chiều u = 220Ö2.cos(100πt + π/3) (V) vào hai đầu một cuộn thuần cảm L = 1/p (H). Hãy tính cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm L.

3. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một tụ điện C = 100/p (μF) khi đó cường độ dòng điện qua tụ điện có dạng i = 2,2Ö2.cos(100πt-π/6) (A). Hãy viết biểu thức điện áp xoay chiều u giữa hai đầu tụ điện C.

4. Đặt điện áp xoay chiều  u = U0cos(100pt) (V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm  L = 1/2p (H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100Ö2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Tính điện áp cực đại U0.

5. Đặt điện áp xoay chiều  u = U0cos(100pt) (V) vào hai đầu một tụ điện  C = 10-3/5p (H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100Ö2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Tính điện áp cực đại U0.

6 .Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(wt) (V) vào hai bản của một tụ điện. Ở thời điểm t1, điện áp là u1 =100Ö3 V và cường độ dòng điện trong mạch là i1 = – 2,5A. Ở thời điểm t2, các giá trị nói trên là u2 = 100 V và i2 = -2,5Ö3 A. Tính điện áp cực đại U0 và I0.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ :

BÀI 1 : Cho dòng điện xoay chiều có tần số f =50Hz qua tụ điện, tính dung kháng :

BÀI 2 : Cho dòng điện xoay chiều có tần số f =50Hz qua cuộn dây thuần cảm , tính cảm kháng :
  

BÀI 3 : Đặt điện áp xoay chiều u = 220Ö2 cos(100πt-π/6) (V) vào mạch điện chỉ có điện trở thuần R = 100 Ω. Hãy tính cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch.

BÀI 4 : Đặt điện áp xoay chiều u = 220Ö2 cos(100πt ) (V) vào hai đầu một cuộn thuần cảm L = 1/p (H). Hãy tính cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm L.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *