Chương VI: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ VÀ NHÔM
Bài 1:  KIM LOẠI
KIỀM VÀ HỢP CHẤT

Tóm tắt nội dung:

      –      
Học sinh phải nắm được cấu hình
electron ở lớp vỏ nguyên tử ngoài cùng đều là ns1 vì các kim loại kiềm
thuộc nhóm IA. Từ đó suy ra các kim loại kiềm có hóa tính tương tự nhau là những
kim loại rất mạnh dễ nhường một electron ở lớp vỏ ngoài cùng để trở thành
cation M+.

      –      
Lí tính: các kim loại kiềm đều
mềm.

      –      
Một số hợp chất quan trọng của
kim loại kiềm.

      –      
Tất cả KL kiềm đều tác dụng
với nước tạo thành dd có chứa ion OH được gọi là dd kiềm.

      –      
Một số bài tập áp dụng.

Bài tập 1

Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là:
        
A. ns1.                                    B. ns2.                                       C. ns2np1.                                  D. (n-1)dxsy.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

Câu 2. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation của kim loại nào sau đây:
        
A. Ag+.                            B. Cu+.                      C. Na+.                            D. K+.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 3

Câu 3. Nồng độ % của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 gam Kali kim loại vào 362 gam nước là kết quả nào sau đây:
        
A. 15,47%.                       B. 13,97%.                    C. 14%.                        D. 14,04%.                      


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 4

Câu 4. Trong các muối sau đây , muối nào dễ bị nhiệt phân:
        A. LiCl.                       B. NaNO3.                  C. KHCO3.                     D. KBr.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 5

Câu 5. Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy. thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm đó:


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 6

Câu 6. Cho 100 gam  CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịc h HCl thu được một lượng khí COz. Cho lượng khí CO2 thu được vào dung dịch chứa 60 gam NaOH. Khối lượng muối tạo thành là:
        A. 85 gam.                         B. 75  gam.                     C. 105 gam.                D. Một đáp số khác.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 7

Câu 7. Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi đươc 69 gam chất rắn. Thành phần % của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
        A. 84%NaHCO3  16% Na2CO3.                              B. 75%NaHCO3 và 25% Na2CO3.
        C. 33,33% Na2CO3  va 66,67% NaHCO3.                    D. Một đáp số khác.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 8

Câu 8. Cho 3,1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch kiềm.
 a. Tên và % theo khối lượng của hai kim loại kiềm là:
        A. 25%Na và 75%K                      B. 37,4%Na và 62,6%K 
    
    C. 33,33%Na và 66,67%K             D. Một đáp số khác


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *