BÀI GIẢNG – HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT – LƯU QUANG VŨ
(Ngữ văn 12 – Cơ Bản)
I .Tiểu dẫn
1. Tác giả
– Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
– Từ 1965-1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
– Từ 1970-1978: Ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
– Từ 1978-1988: biên tập viện Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ chín, Khoảnh khắc vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn trương Ba, da hàng thịt,…
® Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,…nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
– Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng một vở kịch nói hiện đại, đặt ra vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
– Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới “vụ tranh chấp” chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi Hồn Trương Ba được sống “hợp pháp” trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn.
3. Đoạn trích
Là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của kịch.
II.Đọc – hiểu văn bản
1.Trước khi Đế Thích xuất hiện
– “Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán….”
=> Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện… => Tâm trạng vô cùng đau khổ, bức bối. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi hồn không còn là mình nữa. Hồn Trương Ba càng lúc càng rơi vào đau khổ, tuyệt vọng.
* Cuộc đối thoại với những người thân:
– Với vợ: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa nữa…”
– Cái Gái: “Tôi không phải là cháu ông…Ông nội tôi chết rồi”.
– Con dâu: …nhưng thầy ơi, con sợ lắm…”
=> Nghịch cảnh trớ trêu. Một mình Trương Ba trơ trọi trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm.
2. Sau khi Đế Thích xuất hiện
Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
=> Lời thoại mang triết lí sâu sắc. Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.
=> Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho mình được chết hẳn là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí, cho thấy Trương Ba là người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
III. Tổng kết: Xem SGK.