BÀI GIẢNG – GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. Sự trong sáng của Tiếng Việt
Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng.
+ “Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục”.
+ “Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diển tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói” (Phạm văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt).
a. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).
+ Phát âm.
+ Chữ viết.
+ Dùng từ.
+ Đặt câu.
+ Cấu tạo lời nói, bài viết.
b. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.
c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.
+ Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của Tiếng Việt, Ca dao có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
+ Phải biết xin lỗi nguời khác khi làm sai, khi nói nhầm.
+ Phải biết cám ơn nguời khác.
+ Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ.
+ Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp.
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
– Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.
– Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
– Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực.
– Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.
– Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.
– Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển
III. Kết luận
Xem ghi nhớ SGK