ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Hiện tượng phóng xạ

– Các loại phóng xạ.

– Định luật phóng xạ..

– Các công thức phóng xạ.

– Chu kỳ bán rã.

2. Bài tập.

– Với 24 câu trắc nghiệm bài tập phóng xạ được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Định luật phóng xạ.

** Qua bài học này, các bạn sẽ được ôn lại các kiến thức về phóng xạ và phương pháp giải các bài tập về định luật phóng xạ. Dạng bài tập về phóng xạ là dạng bài tập trọng tâm có trong các đề thi đại học, cao đẳng và tốt nghiệp.


Bài tập
1

ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ

BÀI 1. Chất Iốt phóng xạ 13153I  dùng trong y tế có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần lễ còn bao nhiêu?

A. O,87g                       B.  0,78g                       C.  7,8g                                    D. 8,7g

BÀI 2. Một lượng chất phóng xạ có khối lượng ban đầu là . Sau 5 chu kì bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là bao nhiêu?

A.m= m0/5                     B.m =  m0/8                   C. m = m0/32                             D. m = m0/10

Bài 3 : Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu?

A. 25%.                        B. 75%.                        C. 12,5%.                      D. 87,5%.

Bài 4 : Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là

A.  N0 /6                         B.    N0 /16.                     C. N0 /9.                      D. N0 /4.

BÀI 5. Tính số hạt nhân bị phân rã sau 1s trong 1g Rađi 226Ra . Cho biết chu kỳ bán rã của 226Ra  là 1580 năm. Số Avôgađrô là NA = 6,02.1023 mol-1.

A.  3,55.1010 hạt.            B. 3,40.1010 hạt.               C. 3,75.1010 hạt.           D.3,70.1010 hạt.

BÀI 6.  Đồng vị phóng xạ Côban 6027Co  phát ra tia bvà   với chu kỳ bán rã T = 71,3 ngày. Trong 365 ngày, phần trăm chất Côban này bị phân rã bằng

A. 97,12%                      B. 80,09%                       C. 31,17%                   D. 65,94%

BÀI 7.  Một chất phóng xạ có chu kì bán ra T. Sau thời gian t = 3T kể từ thời điển ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân bị phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác với số hạt nhân của chất phóng xạ còn lại

A. 7                                 B. 3                                    C. 1/3                           D. 1/7

BÀI 8. Đồng vị   Na là chất phóng xạ β tạo thành hạt nhân magiê 2412Mg. Ban đầu có 12gam Na và chu kì bán rã là 15 giờ. Sau 45 h thì khối lượng Mg tạo thành là :

A. 10,5g                        B. 5,16 g                            C. 51,6g                      D. 0,516g 

BÀI 9. Một lượng chất phóng xạ sau 12 năm thì còn lại 1/16 khối lượng ban đầu của nó. Chu kì bán rã của chất đó là

A. 3 năm                         B. 4,5 năm                           C. 9 năm                      D. 48 năm

BÀI 10.  Sau thời gian t, độ phóng xạ của một chất phóng xạ b giảm 128 lần. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là

A. 128t.                            B. t/128                               C. t/7                            D. (Ö128).t.

BÀI 11: Sau khoảng thời gian 1 ngày đêm 87,5% khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là

A. 12 giờ.                     B. 8 giờ.                                C. 6 giờ.                     D. 4 giờ.

BÀI 12. Chất Rađon (222Rn) phân rã thành Pôlôni (218Po) với chu kì bán rã là 3,8 ngày. Mỗi khối lượng 20g chất phóng xạ này sau 7,6 ngày sẽ còn lại

A. 10g.                          B. 5g.                                   C. 2,5g.                     D. 0,5g.

BÀI 13. Chất phóng xạ 146C có chu kì bán rã 5570 năm. Khối lượng 146C có độ phóng xạ 5,0Ci bằng

A. 1,09g.                       B. 1,09mg.                              C. 10,9g.                     D. 10,9mg.

BÀI 14. Thời gian bán rã của 9038Sr là T = 20 năm. Sau 80 năm, số phần trăm hạt nhân còn lại chưa phân rã bằng

A. 6,25%.                      B. 12,5%.                                C. 25%.                      D. 50%.

BÀI 15. Độ phóng xạ của 3mg 6027Co là 3,41Ci. Chu kì bán rã T của 6027Co là

A. 32 năm.                    B. 15,6 năm.                           C. 8,4 năm.                  D. 5,24 năm.

BÀI 16: Một lượng chất phóng xạ sau 42 năm thì còn lại 1/8 khối lượng ban đầu của nó. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là

A. 5,25 năm.                   B. 14 năm.                             C. 21 năm.                   D. 126 năm.

BÀI 17. Pôlôni(21084Po) là chất phóng xạ, phát ra hạt a và biến thành hạt nhân Chì (Pb). Po có chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có 1kg chất phóng xạ trên. Hỏi sau bao lâu lượng chất trên bị phân rã 968,75g?

A. 690 ngày.                 B. 414 ngày.                           C. 690 giờ.                   D. 212 ngày.

BÀI 18: Áp dụng phương pháp dùng đồng vị phóng xạ 146C  đề định tuổi của các cổ vật. Kết quả đo cho thấy độ phóng xạ của một tượng cổ bằng gỗ khối lượng m là 4Bq. Trong khi đó độ phóng xạ của một mẫu gỗ khối lượng 2m của một cây vừa mới được chặt là 10Bq. Lấy T = 5570 năm. Tuổi của tượng cổ này là

A. 1794 năm.                   B. 1794 ngày.                           C. 1700 năm.               D. 1974 năm.

BÀI 19: Một mảnh gỗ cổ có độ phóng xạ của 146C  là 3phân rã/phút. Một lượng gỗ tương đương cho thấy tốc độ đếm xung là 14 xung/phút. Biết rằng chu kì bán rã của 146C là T = 5570năm. Tuổi của mảnh gỗ là

A. 12400 năm.                 B. 12400 ngày.                                      C. 14200 năm.            D. 13500 năm.

BÀI 20. Chu kì bán rã của 21084Po  là 140 ngày đêm. Lúc đầu có 42 mg Pôlôni. Độ phóng xạ ban đầu nhận giá trị là

A. 6,8.1014Bq.                  B. 6,8.1012Bq.                             C. 6,8.109Bq.             D. 6,9.1012Bq.

Câu 21: Đồng vị phóng xạ 6629Cu  có thời gian bán rã T= 4,3 phút. Sau thời gian 12,9 phút độ phóng xạ của đồng vị này giảm đi là

 A. 85% .                      B. 87,5%.                                               C. 82,5%.                     D. 80%.

Câu 22: Tính số phân tử  nitơ (N) có trong 1 gam khí nitơ. Biết khối lượng nguyên tử của nitơ là 13,999u.

A. 43.1021.                      B. 215.1020.                                 C. 43.1020.                  D. 21.1021.

Câu 23: Trong nguồn phóng xạ P32 có 108 nguyên tử với chu kì bán rã T = 14ngày. 4 tuần lễ trước đó, số nguyên tử P32 trong nguồn đó là

A. N0 = 1012.                   B. N0 = 4.108.                               C. N0 = 2.108.                         D. N0 = 16.108.

Câu 24: Khối lượng ban đầu của đồng vị phóng xạ natri 2311Na  là 0,23mg, chu kì bán rã của natri là T = 62s. Độ phóng xạ ban đầu bằng

A. 6,7.1014Bq.                 B. 6,7.1015Bq.                                C. 6,7.1016Bq.              D. 6,7.1017Bq


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *