NGỮ VĂN 11 – BÀI. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng kinh kí sự)

LÊ HỮU TRÁC

I. Tim hiểu chung

1. Tác giả

       Lê Hữu Trác (1724 -1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông

       Là y học, nhà văn, nhà thơ lớn nữa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

2. Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”:

a. Tác phẩm “Thượng kinh ký sự”

       Thượng kinh ký sự là tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Y tông tâm tĩnh”

       Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.

b. Về đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

       Nội dung: SGK

       Bố cục: SGK

3. Thể loại

Thể kí sự là những thể văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh.

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữ bệnh

Cảnh bên ngoài

+         Mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung.

+         Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp, lời truyền báo rộn ràng, người qua lại như mắc cửi…

→ Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh. 

2. Tác giả kể và tả những điều mắt thấy tai nghe khi được dẫn vào cung

       Tác giả đi qua mấy lần cửa đến một cái điếm, ở đó “ có những cây lạ lùng và những hòn đá lì lạ”, “ cột và bao lơn lượn vòng”

       Vượt qua một cái cửa lớn, bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng”

       Qua một đại đường rồi đến một gác tía, qua một cửa nửa tác giả quan sát kĩ “ nhà lớn thật cao và rộng, hai bên hai cái kiệu …trên sập mắc một cái võng điều”

=> Tác giả đã bị ngợp, bị động trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng.

       Thái độ của tác giả: tự coi mình là “quê mùa” → khiêm tốn thân mật với các lương y. Đó là nét nhân cách của ông.

3. Tác giả kể và tả việc đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử

       Cảnh thâm cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.

       Thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm hậu mã, cảnh mọi người chầu chực hầu thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn, phải lạy chào bốn lạy, lại được khen một câu : “ Ông này lạy khéo”

→ Nội dung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”.

4. Tác giả nhận định bệnh và đề ra phương án chữa bệnh

       Bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh (Quan điểm này xuất phát từ cuộc sống của thế tửi và các biểu hiện bên ngoài của bệnh)

       Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà.

=> Đó là người thầy thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm, có lương tâm ,có y đức.
=> Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch.

5. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm

       Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động 

       Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc.

       Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm.

IV. Tổng kết

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *