CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Công của lực điện.

– Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích.

– Công lực điện và độ giảm của thế năng.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan.

2. Bài tập.

– Với 12 bài tập tiêu biểu về công của lực điện, sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích, độ giảm thế năng  được trích từ sách vật lý nâng cao, các đề kiểm tra của các trường. Tất cả được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  : Công của lực điện.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được công của lực điện, sự phụ thuộc thế năng vào điện tích, độ giảm thế năng và phương pháp giải các bài tập công của lực điện. Những kiến thức này sẽ có trong các đề kiểm tra và đề thi học kỳ.


Bài tập
1

Câu 1: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức  trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là bao nhiêu ?

Câu 2: Công của lực điện trường  dịch chuyển một điện tích – 2μC  ngược chiều một đường sức  trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là bao nhiêu ?

Câu 3: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là bao nhiêu ?

Câu 4: Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều  thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là bao nhiêu ?

Câu 5: Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10 μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là bao nhiêu ?

Câu 6: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC  song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là bao nhiêu ?

Câu 7: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là bao nhiêu ?

Câu 8 . Một electron bay với vận tốc v =1,2.107m/s, từ 1 điểm có  điện thế V1=600V, theo hướng của các đường sức. Tính điện thế V2 của điểm mà ở đó electron dừng lại.

Câu 9. Một electron bay vào một điện trường đều có E= 910V/m với vận tốc ban đầu v0= 2.106m/s cùng hướng với đường sức.

a. Mô tả chuyển động của electron trong điện trường.

b. Tìm quãng đường mà electron vào sâu nhất trong điện trường và thời gian để đi hết quãng đường đó.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

Bài 1. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức  trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 1000 J.                     B. 1 J.                          C. 1 mJ.                                    D. 1 μJ.

Bài 2. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 80 J.                           B. 40 J.                       C. 40 mJ.                                  D. 80 mJ.

Bài 3. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là:

A. E = 2 (V/m).                  B. E = 40 (V/m).        C. E = 200 (V/m).                       D. E = 400 (V/m). 
Bài 4. Hai tấm kim loại phẳng, rộng, đặt song song, cách nhau 2cm, được nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. Muốn điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Hãy xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại đó.

Đáp số: E = 200V/m

Bài 5. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là UMN = 100V. Tính công của lực điện trường khi một electron di chuyển từ M đến N và công cần thiết để di chuyển electron từ N đến

Đáp số A = – 1,6.10-17J,        A/ = 1,6.10-17J

Bài 6. Một điện tích q = 10-8 C dịch chuyển dọc theo đường các cạnh của tam giác đều ABC cạnh a = 20 cm đặt trong điện trường đều E = 3000 V/m. Tính công tực hiện để dịch chuyển q theo các cạnh AB, BC, CA, biết điện trường có hướng BC

ĐS: AAB = – 3.10-6 J; ABC = 6.10-6 J; ACA = – 3.10-6 J

Bài 7. Xét một tam giác vuông ABC vuông tại A trong điện trường đều có E = 4.103 V/m sao cho AB song song với các đường sức. Chiều điện trường hướng từ A đến B. AB = 8 cm, AC = 6 cm. Tính UAB và UBC. Tính công cần thiết để dịch chuyển một êlectron từ C đến B

ĐS: UAB­ =320 V; UBC = – 320 V; ACB = – 5,2.10-17J

Bài 8. Hai điện tích q1 = 5.10_6C và q2= 2.10-6C đặt tại hai đỉnh A, D của hình chữ nhật ABCD. Cho AB = 3cm, BC = 4cm. Tính công của lực điện trường khi dịch chuyển điện tích q = 10-9C di chuyển từ B đến C .
Đáp số:    3,6.10-5J

Bài 9. Có điện tích Q đặt tại O trong không khí (Q= 5nC). Cần thực hiện công bằng bao nhiêu để di chuyển điện tích q= 4.10-8C từ M cách O một đoạn r1= 40cm đến O một đoạn r2= 25cm ? Đáp số:   – 2,7.10-6J

Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *