BÀI 2

BÀI TẬP VỀ BENZEN & ANKYLBENZEN

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

Nội dung bài giảng:

Gồm hai phần:

A. Phần bài tập tự luận: 10 bài

B. Phần bài tập trắc nghiệm: 8 bài.

Bài học này là tập hợp các câu hỏi và bài tập về benzen, tổng hợp lại kiến thức đã học ở bài trước giúp các em học sinh giải nhanh các bài tập định tính và định lượng. Từ việc xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên benzen và đồng phân, đồng đẳng của benzen, hay cách điều chế đến các bài tập tính khối lượng của benzen hay % khối lượng của các chất trong hỗn hợp …


Bài tập
1

I. Bài tập tự luận

Câu 1. Vòng tròn không liền nét, vòng tròn liền nét hay chữ j trong hình lục giác của phân tử benzen muốn ám chỉ điều gì?

Câu 2. Mẫu công thức cấu tạo benzen do Kékulé đề nghị có những ưu điểm gì. Người ta đã kế thừa và phát triển ý tưởng của Kékulé như thế nào?

Câu 3.  Các hợp chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thế sẽ ưu tiên định hướng ortho, para và ưu tiên định hướng meta.

a) C6H5-NO2  b) C6H5-NH2, c) C6H5-CH=CH2, d) C6H5-C2H5  e) C6H5-Cl  f) C6H5-CHO.

Câu 4. Cho các hydrocacbon thơm lần lượt có khối lượng phân tử là M1 = 104; M2 = 106; M3 = 118; M4 = 116. Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân tương ứng.

Câu 5. Những hợp chất nào dưới đây có thể và không có thể chứa vòng benzen, vì sao?

a) C8H8Cl2  b) C10H16   c) C9H14BrCl  d) C10H12(NO2)2.

Câu 6. Cho 1,84 gam toluen tác dụng với dung dịch brôm dư. Tính khối lượng sản phẩm 2,4,6-tribromotoluen thu được, biết hiệu suất phản ứng là 85%.

Câu 7.  Hãy nhận biết ba chất lỏng benzen, cyclohexan, cyclohexen đựng trong ba lọ bị mất nhãn.

Câu 8.  Hai sinh viên X và Y thực tập điều chế nitrobenzen trong phòng thí nghiệm, mỗi sinh viên đều được phát 15,6 gam benzen, các acid HNO3 và H2SO4 đậm đặc được dùng theo ý muốn.Điểm thi điều chế tỉ lệ với hiệu suất phản ứng. Sau 4 giờ đun nấu sinh viên X thu được 22,14 gam nitrobenzen  màu lòng đỏ trứng gà và thơm mùi hạnh nhân, sinh viên Y chỉ thu được m1 gam sản phẩm < 22,14 gam. Muốn giúp bạn Y đạt điểm  trên trung bình, sinh viên X chấp nhận mình đạt điểm 8 tức là hiệu suất điều chế chỉ đạt 80% nên đã san bớt cho bạn Y m gam sản phẩm khi đó sinh viên Y mới được 6 điểm (hiệu suất 60%).

Hãy tính hiệu suất điều chế trung thực của X và của Y, các khối lượng m và m1

Câu 9. Một học sinh lấy 100ml benzen (D = 0,879g/ml ở 20oC), brom lỏng ( D = 3,1gam/ml ở 20oC)và bột sắt để điều chế bromobenzen

a) Tính thể tích brom cần dùng.

 b) Để hấp thụ khí sinh ra dùng dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH ?

 c) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy bromobenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng sôi ở 156oC, D = 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzen, không tan trong nước.

 d) Sau khi tinh chế thu được 80 ml bromobenzen ở 20oC. Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hoá benzen.

Câu 10. Cho m gam toluen vào 200 ml dung dịch KMnO4  0,6M rồi đun nhẹ và lắc đều cho đến khi dung dịch KMnO4 không nhạt màu nữa. Tính khối lượng m, biết rằng lượng dung dịch KMnO4 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Aren (aromatisé: có mùi) là một trong những thành phần chính của xăng dầu nên mùi của xăng dầu là mùi của aren, nhưng có rất nhiều người nói đi xe hôi xăng quá! Vậy ta nên hiểu:

A. Aren là hydrocacbon thơm.
B. Aren là hydrocacbon thối.
C. Aren là những hydrocacbon có mùi đặc trưng.
D. Aren là những hydrocacbon có hương thơm.

Câu 2. Trắc nghiệm đúng-sai (Đ/S) Hãy ghi chữ Đ (đúng) S ( sai) vào cuối các câu sau:

a) Benzen là hột hydrocacbon chưa no.
b) Benzen là một hydrocacbon thơm.
c) Ở benzen ba liên kết đôi ngắn hơn ba liên kết đơn.   
d) Ở benzen  6 liên kết C-C đều như nhau.
e) Ở benzen 6 C tạo thành một hình lục giác đều.
f) Ở cyclohexan, 6 C tạo thành một hình lục giác đều.

 Câu 3. Cho các hợp chất  a) anilin: C6H5-NH2, b) nitrobenzen, c) etylbenzen, d) aldehyd benzoic C6H5-CHO, e) acid benzoic C6H5-COOH f) clorobenzen C6H5-Cl. g) phenol C6H5-OH.

Các hợp chất định hướng ưu tiên ortho-para là

A. a, b, c, e.                  B*. a, c, f, g.                 C.c, d, e, f.                   D. a, c, d, g.

Câu 4.  Cho các hợp chất  a) anilin: C6H5-NH2, b) nitrobenzen, c) etylbenzen, d) aldehyd benzoic C6H5-CHO, e) acid benzoic C6H5-COOH f) clorobenzen C6H5-Cl. g) phenol C6H5-OH.

Các chất ưu tiên định hướng meta là

A*. b, d, e.                    B.a, c, f, g.                   C. a, c, d.                     D. a, b, c.

Câu 5.  Từ nguyên liệu benzen ta có thể điều chế các sản phẩm sau đây qua nhiều giai đoạn như brom hóa, nitro hoá, thủy phân trong dung dịch NaOH… Muốn có dãy sản phẩm nào sau đây ta phải thực hiện phản ứng nitro hoá benzen trước tiên:

A. ortho H2N-C6H4– Cl; para HO-C6H4-NO2, meta Br-C6H4-NH2
B. meta Cl-C6H4-NO2 ; meta NH2-C6H4-Br, meta HO-C6H4-NO2
C. ortho Cl-C6H4-NO2, para NH2-C6H4-Br, meta HO-C6H4-NO2

D. ortho H2N-C6H4– Cl; meta Cl-C6H4-NO2 ; meta NH2-C6H4-Br.

Câu 6. Từ nguyên liệu benzen ta có thể điều chế các sản phẩm sau đây qua nhiều giai đoạn như brom hóa, nitro hoá, thủy phân trong dung dịch NaOH…

Muốn có dãy sản phẩm nào sau đây ta phải halogen hoá benzen trước tiên

A. ortho H2N-C6H4– Cl; para HO-C6H4-NO2, para Br-C6H4-NH2.
B. meta H2N-C6H4– Cl; meta HO-C6H4-NO2, meta Br-C6H4-NH2.
C. ortho Cl-C6H4-NO2, para NH2-C6H4-Br, meta HO-C6H4-NO2.

D. para H2N-C6H4– Cl; meta Cl-C6H4-NO2 ; ortho NH2-C6H4-Br.

Câu 7. Cho hiệu suất phản ứng điều chế thuốc trừ sâu 6,6,6  (C6H6Cl6) từ benzen là 90% muốn sản xuất được 2,619  tấn thuốc ta phải dùng một số tấn benzen là

A. 0,78.             B. 1,56.             C. 7,8.              D. 0,39.

Câu 8.  Hexaclorophen C6Cl6 là một chất sát trùng da được cho vào các loại xà phòng tắm, làm kem rửa ghẻ, mụn, nhọt, sát trùng da tay trước khi mang găng mổ…cũng được điều chế từ benzen do qua phản ứng thế clo. Từ 1,17 tấn benzen ta có thể điều chế được một số tấn hexaclorophen với hiệu suất phản ứng là 82% là

    A.7,5055.                  B.3,875.               C. 35,055.                  D. 3,5055.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *