LỊCH SỬ 10 – Bài 2 – XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Đời sống bầy người Nguyên thuỷ

1. Thị tộc và bộ lạc

       Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.

       Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau  sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau…. đứng đầu là tù trưởng và tính “cộng đồng” rất cao

Chế tác công cụ kim loại

 2. Buổi đầu của thời đại kim khí

       Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ – khoảng 5500 trước đây.

       Khoảng 4000 năm trước đây nhiều cư dân trên trái đất biết sử dụng  đồng thau.

       Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu biết  dùng đồ sắt.

      Công cụ kim khí đã mở ra thời đại mới, năng xuất tăng rất nhanh, đây là cuộc cách mạng trong sản xuất.

       Vào buổi đầu thời đại kim khí con người tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

3. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp

        Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận  đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình.

       Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng  bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ  xuất hiện.

       Khả năng lao động  của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo. Xã hội nguyên thủy tan vỡ. Con người đứng trước  ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – Xã hội cổ đại.

(Cô. Đoàn thị Hồng Điệp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *