BÀI 16
SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

 I. Sóng biển
– Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

– Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,…
– Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
– Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.
       + Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
       + Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

II. Thủy triều
– Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Đặc điểm:
        + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)
          thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
        + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
          thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

III.  Dòng biển
– Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Phân loại: dòng nóng, lạnh.
– Phân bố:

           + Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
            + Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
– Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *