SỬ 10 – Bài 12. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀTRUNG ĐẠI
1. Xã hội nguyên thủy
– Thời kì xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người, dân tộc nào cũng trải qua.
– Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.
– Sản xuất phát triển, con người chủ động với cuộc sống hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi, dựng lều làm nhà để ở.
– Thời kì này trình độ loài người thấp kém…
Rìu tay vạn năng
Đồ đá mới :mài đục,khoan đá
Dựng lều làm nhà để ở
2. xã hội cổ đại
a. Phương Đông cổ đại
– Điều kiện thiên nhiên thuận lợi: đất ven sông phì nhiêu, xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành sớm.
– Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán trao đổi.
– Xã hội: quý tộc (vua là quý tộc lớn nhất), nông dân công xã, nô lệ.
– Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế.
Nông nghiệp ở phương đông
b. Phương Tây cổ đại
– Điều kiện thiên nhiên: vùng ven biển,…
– Kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp biển phát triển…, tiền tệ xuất hiện, thị quốc ra đời.
– Xã hội chiếm nô :chủ nô, nô lệ và bình dân.
– Chính trị: thể chế dân chủ của chủ nô.
3. Xã hội phong kiến (trung đại)
– Các quốc gia phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến từ những thế kỉ cuối trước Công nguyên, đến thế kỉ XVII-XIX rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
– Tây Âu bước vào thời phong kiến muộn hơn chừng 5 thế kỉ, đến thế kỉ XV-XVI chế độ phong kiến suy vong.
– Sau các cuộc phát kiến địa lý, tại Tây Âu bắt đầu quá trình hình thành mầm mống của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản
Nông nô làm ruộng.
(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)