Bài 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV

PHẦN I – A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. CHẤT HOÁ HỌC

1. Chất dinh dưỡng

Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.

Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.

Các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp được gọi là nhân tố sinh trưởng

vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

2. Chất ức chế sự sinh trưởng

Sinh trưởng của vi sinh vật có thể bị ức chế bởi nhiều loại hoá chất tự nhiên cũng như nhân tạo, con người đã lợi dụng các hoá chất này để bảo quản thực phẩm cũng như các vật phẩm khác và để phòng trừ các vi sinh vật gây bệnh.

Một số chất diệt khuẩn thường gặp như các halogen: flo, clo, brom, iod; các chất oxy hoá: perocid, ozon, formalin…

II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV.

Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 15oC), ưa ấm (20 – 40oC), ưa nhiệt (55 – 65oC), ưa siêu nhiệt (85 – 110oC).

2. Độ ẩm

 Nước cần thiết cho sinh trửơng và chuyển hoá vật chất của VSV. Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.

3. Độ pH

 Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.

Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 – 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 – 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).

4.  Ánh sáng

Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV.

Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.

5. Áp suất thẩm thấu

Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.

PHẦN I – B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Thế nào là chất dinh dưỡng? Thế nào là nhân tố sinh trưởng?

Câu 2. Vì sao nên ngâm rau sống trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng?

Câu 3. Trình bày một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố vật lí để khống chế các vi sinh vật gây hại.

Câu 4. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh?

Câu 5. Vì sao ta không nên muối dưa quá lâu?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *