Bài 4 – CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
PHẦN I – A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. Cacbohyđrat: ( Đường)
1. Cấu tạo chung :
– Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố : C, H, O.
– Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân : glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
2. Các loại cacbonhydrat.
a. Đường đơn: (monosaccarit)
– Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
– Đường 5 C (Ribôzơ,đeôxyribôzơ), đường 6 C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
b.Đường đôi: (Disaccarit)
– Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
– Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 phân tử Glucôzơ và 1 phân tử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ.
c. Đường đa: (polisaccarit)
– Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
– Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…
3. Chức năng của Cacbohyđrat:
– Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
– Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể…
II. Lipit: ( chất béo)
1. Cấu tạo của lipit:
a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)
– Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo
b.Phôtpholipit: (lipit đơn giản)
– Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (alcol phức).
c. Stêrôit:
– Là Colesterôn, hoocmôn giới tính ơstrôgen, testostêrôn.
d. Sắc tố và vitamin:
– Carôtenôit, vitamin A, D, E, K…
2. Chức năng:
– Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
– Nguồn năng lượng dự trữ.
– Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
PHẦN I – B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Đường đơn là gì? Cho biết một số loại đường đơn mà em biết?
Câu 2. Đường đôi là gì? Trong tự nhiên có những loại đường đôi nào? Chúng được tìn thấy trong loại thực phẩm nào?
Câu 3. Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ ?
Câu 4. Tại sao trẻ em hay ăn bánh kẹo vặt lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ?
Câu 5. Nếu ăn quá nhiều đường thì có thể dẫn tới bị bệnh gì ?