LỰC MA SÁT.

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Khái niệm và đặc điểm của các loại lực ma sát:

  + Lực ma sát lăn.

  + Lực ma sát trượt.

  + Lực ma sát nghỉ.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với hơn 10 bài tập về lực ma sát được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Lực Ma Sát.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được các loại lực ma sát có trong tự nhiên, phương pháp vận dụng công thức lực ma sát giải các bài tập về chuyển động. Dạng bài tập này sẽ có trong các đề kiểm tra và đề thi học kì. 

Bài tập 1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

BÀI 1 : Một ôtô có khối lượng 2 tấn bắt đầu khởi hành nhờ một lực kéo của động cơ  FK = 600 N trong thời gian 20s. Biết hệ số ma sát giữa lốp xe với mặt đường là 0,2.cho g = 10m/s2 .

a. Tính gia tốc và vận tốc của xe ở cuối khoảng thời gian trên ?

b. Tính quãng đường xe đi được trong 20s đầu tiên ?

BÀI 2 : Một ôtô có khối lượng m = 1200kg bắt đầu khởi hành.Sau 30s vận tốc của ôtô đạt 30m/s. Cho biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2, lấy g = 10m/s2.

a. Tính gia tốc và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó?

b. Tính lực kéo của động cơ (theo phương ngang).

BÀI 3: Một ôtô có khối lượng 3,4tấn bắt đầu khởi hành nhờ một lực kéo của động cơ  FK = 600 N trong thời gian 20s. Biết hệ số ma sát giữa lốp xe với mặt đường là 0,2.cho g = 10m/s2.

a . Tính gia tốc của xe?

b. Tính vận tốc của xe ở cuối khoảng thời gian trên ?

c. Tính quãng đường xe đi được trong 20s đầu tiên ?

BÀI 4 .Vật có khối lượng  2 kg đặt trên mặt bàn nàm ngang .Hệ số ma sát trượt giữa vật và bàn là0.25. Tác dụng một lực 6 N song song mặt bàn lên vật .Cho g= 10 m/s2 .

a. Tính độ lớn lực ma sat  trượt ?

b. Tính gia tốc của vật ?

BÀI 5  : Một ô tô có khối lượng 5 tấn đang đứng yên và bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực kéo FK. Sau khi đi được quãng đường 250m, vận tôc của ô tô đạt được 72 km/h. Trong quá trình chuyển động, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05, g = 10 m/s2. Hãy tính:

a . Lực ma sát.

b. Lực kéo FK.

c. Thời gian bắt đầu chuyển động.

BÀI 6: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2, hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05 cho g =10m/s2. Tính lực kéo của động cơ.

BÀI 7 :Một vật có khối lượng 3 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương ngang và trượt 2 m mất 1,5 s. Lấy g = 10m/s2. Hãy tìm:

a .Gia tốc của vật.

b. Lực ma sát tác dụng lên vật.

c. hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.

d. Vận tốc của vật sau khi trượt được 2m.

BÀI 8 : Một người dùng dây kéo một vật có khối lượng m =100kg trượt trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo F = 100 N. Dây nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,05. Lấy g= 10m/s2.

a.  Vẽ và biểu diễn các lực tác dụng lên vật. Tính lực ma sát.

b.  Tính gia tốc của vật .

c.  Sau 4s vật đạt được vận tốc bằng bao nhiêu 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

BÀI 1 : Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát lăn là 0,2. Lấy g= 10m/s2. Độ lớn của lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là bao nhiêu?

BÀI 2 . Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của ma sát giữa bánh xa và mặt đường là bao nhiêu? 

BÀI 3. Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc V = 36km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên.
Đáp án: F = 200N

BÀI 4. Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dẫn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là mA = 2kg, mB = 1kg, ta tác dụng vào vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn là m= 0,2. Lấy g = 10m/s2.  Hãy tính gia tốc chuyển động.
Đáp án: a = 1m/s2.

BÀI 5. Hai vật cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau bằng sợi dây không dẫn và khối lượng không đáng kể. Một trong 2 vật chịu tác động của lực kéo   hợp với phương ngang góc a = 300 . Hai vật có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang góc a = 300. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,268. Biết rằng dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Tính lực kéo lớn nhất để dây không đứt. Lấy 



Đáp án: Fmax  = 20N

BÀI 6. Ba vật có cùng khối lượng m = 200g được nối với nhau bằng dây nối không dãn như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt gjữa vật và mặt bàn là m = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc khi hệ chuyển động.

Đáp án: a =  2m/s2.

BÀI 7. Một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc a = 300. Hệ số ma sát trượt là m = 0,3464. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 1m. lấy g = 10m/s2  .Tính gia tốc chuyển động của vật.

Đáp án: a =  2m/s2.

BÀI 8. Cần tác dụng lên vật m trên mặt phẳng nghiêng góc a một lực F bằng bao nhiêu để vật nằm yên, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k , khi biết vật có xu hướng trượt xuống.


BÀI 9. Xem hệ cơ liên kết như hình vẽ m1 = 3kg; m2 = 1kg; hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là a = 0,1 ; a = 300 ; g = 10 m/s2. Tính sức căng của dây?

Đáp án: T = 10,6N


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *