LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Công thức về định luật vạn vật hấp dẫn.

– Trường hợp riêng của lực hấp dẫn.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với hơn 10 bài tập là những dạng bài tập quan trọng sẽ có trong
các đề thi và kiểm tra. Các dạng bài tập này được khái quát thành vấn đề
sau :

Vấn đề :Lực Hấp Dẫn. Định Luật
Vạn Vật Hấp Dẫn
.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết thế nào là lực hấp dẫn,
trường hợp riêng của lực hấp dẫn, phương pháp giải các bài tập về lực hấp dẫn
và nội dung định luật vạn vật hấp dẫn.

Bài tập 1

BÀI TẬP ÁP DỤNG



BÀI 1
: Hai vật có khối lượng m1 và m2 hút nhau một lực F1 = 16 N. Nếu tăng khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực hút của chúng thay đổi như thế nào?

BÀI 2:  Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khối lượng của Trái Đất là M = 5,96.1024 kg, khối lượng của Mặt Trăng là m = 7,30.1022 kg, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là r = 3,84.105 m.

BÀI 3: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9 N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

BÀI 4 : Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N. Khi lực hút là 5 N thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu?

BÀI 5 : Hai vật cách nhau 8 cm thì lực hút giữa chúng là 125,25.10-9 N. Tính khối lượng của mỗi vật trong hai trường hợp:

a. Hai vật có khối lượng bằng nhau.

b. Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8 kg.

BÀI 6 : Biết gia tốc rơi tự do g = 9,81 m/s2 và bán kính Trái Đất R = 6400 km.

a. Tính khối lượng của Trái Đất.

b. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao bằng bán kính Trái Đất và trọng lượng của vật ở độ cao này.

BÀI 7 : Bán kín sao Hỏa bẳng 0,53 lần bán kính Trái Đất, khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất. Tìm độ lớn của gia tốc rơi tự do trên bề mặt sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất là 10 m/s2.

BÀI 8 : Gia tốc trên bề mặt Trái Đất lớn gấp 6 lần gia tốc ở trên bề mặt của Mặt Trăng. Tinh bán kính của Mặt Trăng, biết bán kính và khối lượng Trái Đất lần lượt là 6400 km và 6,0.1024 kg; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng của Trái Đất 81 lần. 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ


BÀI 1
: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1 km. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20 g. Lấy g = 10 m/s2.

BÀI 2 : Một vật có khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất nó có trọng lượng 10 N. Khi chyển lên tới vị trí cách mặt đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

BÀI 3: Cho gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất bằng g0 = 9,80 m/s2, bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính gia tốc rơi tự do ở vị trí cách mặt đất một khảng:

a. h = 2R                b. h = R              c. h = 0,5R.

BÀI 4
 :.Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính trái đất. Cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,81m/s2.

BÀI 5 : Trái đất có khối lượng 6.1024kg, mặt trăng có khối lượng 7,2.1022 kg. Bán kính quỹ đạo của mặt trăng 3.84.108km. Tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng vật bị hút về trái đất và mặt trăng với những lực bằng nhau.         

BÀI 6 : Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn :
A. Giảm đi 8 lần.                                                           C. Giảm đi một nửa.
B . Giữ nguyên như cũ.                                                  D. Tăng gấp đôi.

BÀI 7 : Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9N. Khi một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu ?
A. 81N                             B .27N                                          C. 3N                                    D.1N

BÀI 8 : Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R : bán kính Trái Đất) thì có trọng lượng bằng :
A. 10N                              B. 5N                                           C. 2,5N                                  D. 1N

BÀI 9 : Tìm lực căng T của dây khi buộc một vật có trọng lượng là 10N di chuyển lên trên với vận tốc không đổi ?
A. 3,5N                            B. 5,0N                                          C.7,1N                                  D. 10N

BÀI 10 : Hai túi mua hàng dẻo, nhẹ, có khối lượng không đáng kể, cách nhau 2m. Mỗi túi chứa 15 quả cam giống hệt nhau và có kích thước không đáng kể . Nếu đem 10 quả cam ở túi này chuyển sang túi kia thì lực hấp dẫn giữa chúng:
A. bằng 2/3 giá trị ban đầu;                                                    B. bằng 2/5 giá trị ban đầu.
C. bằng 5/3 giá trị ban đầu;                                                    D. bằng 5/9 giá trị ban đầu

BÀI 11 : Hai vật có kích thước nhỏ X và Y cách nhau 1 khoảng d mét. Khối lượng X gấp 4 lần Y. Khi X hấp dẫn Y với 1 lực 16N. Nếu khoảng cách giữa X và Y bị thay đổi thành 2d thì  Y sẽ hấp dẫn X với một lực bằng
A. 1N                                  B. 4N                                         C. 8N                                     D.16N

BÀI 12 : Một quả bóng được thả rơi gần bề mặt Trái Đất chạm đất sau 5s với vận tốc có độ lớn là 50m/s . Nếu quả bóng được thả với cùng độ cao như vậy trên hành tinh X. Sau 5s, vận tốc của nó có độ lớn là 31m/s. Lực hút của hành tinh X đó bằng mấy lần lực hút của Trái Đất?
A. 0,16 lần                          B.0,39 lần                                   C. 1,61 lần                              D. 0,62 lần

BÀI 13 : Trên hành tinh X, gia tốc rơi tự do chỉ bằng 1/4 gia tốc rơi tự do trên Trái Đất. Nếu thả vật từ độ cao h trên Trái Đất mất thời gian là t thì cũng ở độ cao đó vật sẽ rơi trên hành tinh X mất thời gian là ( bỏ qua sự thay đổi gia tốc trọng trường theo độ cao )   
A. 5t                                     B. 2t                                         C.  t/2                                     D. t/4

BÀI 14 : Một viên đạn được phóng từ mặt đất, thẳng đứng lên trên và đạt đến độ cao cực đại H trong thời gian T giây. Bỏ qua lực cản không khí. Độ cao của viên đạn ở thời điểm t bất kỳ trong giai đoạn nó chuyển động bằng :
A.  h = g(t – T)2                                                                                              B. h = H – g(t – T)           
C.  h = H – g(t – T)2/2.                                                                                 D. h = g(t – T)2/2 .

Đáp án:

1 . Nhỏ hơn,       2. 2,5N     3. g1 = 1,09 m/s2,    g2 = 2,45 m/s2,    g3 = 4,36 m/s2       4.g = 4,36 m/s2                  
5. x = 3,46.108 m  6. B   7.D  8. C   9. D     10. D         11. B   12. D   13. B   14. C

Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *