ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 4

I . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một vật có khối lượng m = 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng cao 20m. Khi tới chân dốc thì vật có vận tốc 15 m/s. tính công của lực ma sát ( lấy g = 10 m/s2)

A. – 875 J                             B. – 785 J                         C. 875 J                           D. 785 J

Câu 2.   Người ta kéo một con lắc đơn có khối lượng m, chiều dài l ra khỏi vị trí cân bằng O sau cho phương dây hợp phương thẳng đứng một góc a rồi thả nhẹ. Khi đó vận tốc qua vị trí:

A. h0 = 1/2 hA                          B. hA = gl(a – sina)                      

C. hA = Ö(2glsina).                   D. v0 = Ö2gl(1 -cosa).

Câu 3.   Một vật ban đầu đứng yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có khối lượng M và 2M, có tổng động năng là Wđ. Động năng của mảnh nhỏ ( khối lượng M ) là :

A.  Wđ/2                                B. 2Wđ/3                          C. Wđ/3                            D. 3Wđ/4.

Câu 4. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ?

A. 0,5 kg.m/s.                       B. 10 kg.m/s .                  C. 5,0 kg.m/s.                  D. 4,9 kg.m/s.

Câu 5. Từ đỉnh của một tháp có chiều cao 20 m, người ta ném lên cao một hòn đá khối lượng 50 g với vận tốc đầu v0 = 18 m/s. Khi tới mặt đất, vận tốc hòn đá bằng v = 20 m/s2. Công của lực cản không khí( lấy g = 10 m/s2)

A. 8,1 J                                B. – 8,1 J                         C. 81J                              D. -81 J

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Một viên đạn có khối lượng m = 4kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 250ms-1 thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 1000ms-1. Hỏi mảnh thứ hai bay theo hướng nào, với vận tốc là bao nhiêu?

Bài 2. Một ô tô có khối lượng 2 tấn khi đi qua A có vận tốc là 72km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyển động chậm dần đến B thì có vận tốc 18km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100m.

a. Xác định hệ số ma sát m1 trên đoạn đường AB.

b. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống một dốc nghiêng  BC dài 50m, biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc a1 = 30o. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và dốc nghiêng là m2 = 0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.

c. Đến C xe nổ máy và chuyển động thẳng đều lên dốc CD dài 20m có góc nghiêng b = 45o so với mặt phẳng nằm ngang. Tính công mà lực kéo động cơ thực hiện trên dốc này. Lấy g = 10ms-2.

Bài 3. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N.

a. Tìm hệ số masat m1 trên đoạn đường AB.

b. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số masat trên mặt dốc là m2 = 1/5Ö3. Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?

c. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?

Bài 4 . Một ô tô  có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều qua A với vận tốc vA thì tắt máy xuống dốc AB dài 30m, dốc nghiêng so với  mặt phẳng ngang là 30o, khi ô tô đến chân dốc thì vận tốc đạt 20m/s. Bỏ qua masat và lấy g = 10m/s2.

a. Tìm vận tốc vA của ô tô tại đỉnh dốc A.

b. Đến B thì ô tô tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang BC dài 100m, hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,01. Biết rằng khi qua C, vận tốc ô tô là 25m/s. Tìm lực tác dụng của xe.

Bài 5. Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương  thẳng đứng với vận tốc  30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2.

a. Tìm cơ năng của vật.

b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.

c. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.

d. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *