LỊCH SỬ 10 – BÀI 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY


Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt nam

1. Những dấu tích Người Tối cổ ở Việt Nam

       Dấu tích Người Tối Cổ ở VN có niên đại 30-43 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa (núi Đọ- hình 29), Đồng Nai, Bình Phước.

       Người Tối cổ sống thành từng bày, săn bắt, hái lượm (rìu tay đá cũ Núi Đọ).


Răng của Người tối cổ  ở hang Thẩm Hai – Lạng Sơn

Rìu tay đá cũ Núi Đọ – Thanh Hoá

 2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc



Đời sống bầy người nguyên thuỷ

  1. Văn hóa Sơn Vi

       Di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai – Thái Nguyên), Sơn vi (Lâm Thao – Phú Thọ): sống trong hang động, mái đá, ven sông suối từ Sơn La, Lai Châu đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, sống thành thị tộc.

       Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, săn bắt, hái lượm.


Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)

  1. Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn: văn hóa sơ kỳ đá mới ( 6.000-12.000 năm).

       Sống định cư  trong hang động, mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc, săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả.

       Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu, làm công cụ bằng xương, tre, gỗ, người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.

       Cuộc sống vật chất được nâng cao.


Rìu đá Bắc Sơn.

Rìu đá Hoà Bình

       Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,… (Cách đây 2 vạn năm).

       Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.


Rìu đá Hạ Long

Hình vòng tay, khuyên tai đá

c. Cách nay khoảng 5.000- 6.000 năm

       Sử dụng cưa, khoan đá, bàn xoay, công cụ lao động được cải tiến,năng suất lao động tăng.

       Nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.

       Dân số gia tăng, tao đổi sản phẩm, đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao ® Cuộc cách mạng đá mới.

3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.

       Cách nay khoảng 3.000-4.000 năm, kỹ thuật chế tác đá, làm đồ gốm ; sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ,nghề  nông trồng lúa nước.

       Cư dân Phùng Nguyên,cư dân  Hoa Lộc – Thanh Hóa, sông Cả – Nghệ An:

+        Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

+        Công cụ bằng đá,làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi.

+        Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

       Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ  biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức ; thiêu xác chết.

       Cư dân  văn hóa Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh.

       Thời  đại Kim khí, bước sang giai đoạn mới.


Hoa văn trên gốm Hoa Lộc – Thanh Hoá

Rìu đá Phùng Nguyên – Phú Thọ

Cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

Hạt gạo cháy

(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *