SỰ PHỤ THUỘC CỦA CHU KÌ DĐ CỦA CON LẮC ĐƠN.

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Chu kỳ con lắc đơn.


Phương pháp tìm chu kì của con lắc đơn.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 6 bài tập bao gồm các câu bài tập tự luận về phương pháp được
trích từ các đề kiểm tra, đề thi của các trường. Các bài tập này được khái quát
thành vấn đề sau :

Vấn đề : Sự phụ thuộc của chu kì
dao động của con lắc đơn.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được phương pháp tìm
chu kì của con lắc đơn thay đổi theo nhiệt độ và độ cao. Đây là dạng toán nâng
cao sẽ có trong các đề thi đại học cao đăng.


Bài tập
1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Trên mặt đất nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Một con lắc đơn dao động với chu kỳ T = 0,5 s. Tính chiều dài của con lắc. Nếu đem con lắc này lên độ cao 5 km thì nó dao động với chu kỳ bằng bao nhiêu (lấy đến 5 chữ số thập phân). Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km.

2. Người ta đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên độ cao h = 10 km. Phải giảm độ dài của nó đi bao nhiêu % để chu kì dao động của nó không thay đổi. Biết bán kính Trái Đất là R = 6400 km.

3. Một con lắc đơn dao động tại điểm A có nhiệt độ 25 0C và tại địa điểm B có nhiệt độ  10 0C với cùng một chu kì. Hỏi gia tốc trọng trường tại B tăng hay giảm bao nhiêu % so với gia tốc trong trường tại A? Cho hệ số nở dài dây treo con lắc là a = 4.10-5 K-1.

4. Một con lắc đồng hồ có thể coi là con lắc đơn. Đồng hồ chạy đúng ở mực ngang mặt biển. Khi đưa đồng hồ lên đỉnh núi cao 4000 m thì đồng hồ chạy nhanh hay chạy chậm và nhanh chậm bao lâu trong một ngày đêm? Biết bán kính Trái Đất R = 6400 km. Coi nhiệt độ không đổi.

5. Quả lắc đồng hồ có thể xem là một con lắc đơn dao động tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Ở nhiệt độ 15 0C đồng hồ chạy đúng và chu kì dao động của con lắc là T = 2 s. Nếu nhiệt độ tăng lên đến 25 0C thì đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao lâu trong một ngày đêm. Cho hệ số nở dài của thanh treo con lắc là a = 4.10-5 K-1.

6. Con lắc của một đồng hồ quả lắc được coi như một con lắc đơn. Khi ở trên mặt đất với nhiệt độ t = 27 0C thì đồng hồ chạy đúng. Hỏi khi đưa đồng hồ này lên độ cao 1 km so với mặt đất thì thì nhiệt độ phải là bao nhiêu để đồng hồ vẫn chạy đúng? Biết bán kính Trái đất là R = 6400 km và hệ số nở dài thanh treo con lắc là a = 1,5.10-5 K-1.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *