RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

(Ngữ văn 12 – Cơ Bản)

I. Viết phần mở bài

1.Tìm hiểu cách mở bài

+         Đề tài được trình bày: Giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân

+         Cách mở bài: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn…

2. Phân tích cách mở bài

Đoán định đề tài:

+         Mở bài 1: Quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.

+         Mở bài 2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.

+         Mở bài 3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.

=> Cả 3 cách mở bài đều gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc hướng tới đề tài.

3. Yêu cầu phần mở bài

       Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài.

       Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

II. Viết phần thân bài

1. Tìm hiểu các kết bài

       Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).

       Cách kết bài hai phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc.

2. Phân tích các kết bài

       Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.

       Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhoà về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

       Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.

3. Yêu cầu của phần kết bài

       Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.

       Gợi lên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *