LÝ THUYẾT GIAO THOA ÁNH SÁNG

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

– Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

  + Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.

  + Vị trí các vân

– Khoảng vân.

– Một số bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 6 bài tập bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết giao thoa ánh sáng được lấy trong các đề kiểm tra và đề thi của các trường. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Lý thuyết giao thoa ánh sáng.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được thế nào là hiện tượng nhiễu xạ, thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng và khoảng vân. Đây là những kiến thức cơ bản được sử dụng để giải các bài tập về giao thoa.


Bài tập
1

Câu 1 : Giao thoa ánh sáng qua kính lọc sắc là hiện tượng

A . Giao thoa của hai sóng ánh sáng kết hợp.

B . Giao thoa của hai sóng điện từ  cùng  pha.

C . Xuất hiện các vạch sáng tối xen kẻ trong vùng gặp nhau của hai chùm ánh sáng kết hợp.

D . A và C đúng

Câu 2 :Vân sáng trên hình ảnh giao thoa ánh sáng là tập hợp những điểm có hiệu đường đi của sóng ánh sáng từ hai nguồn đến đó bằng lượng nào sau đây :

A . Một số nguyên lần bước sóng.

B . Một số chẵn lần nửa bước sóng

C . Một số lẻ lần nửa bước sóng

D . Một số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 3 : Khi xảy ra hiện tượng giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn ảnh có :

A . Hai bên vân sáng trắng chính giữa có các dải màu như ở cầu vồng với tím ở trong, đỏ ở ngoài.

B . Một vân tối  ở chính giữa.

C.  Một dải màu liên tực từ đỏ đến tím.

D.  Cả A và C đúng.

Câu 4 : Quan sát ánh sáng phản xạ trên các vùng dầu mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng màu sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào sau đây ?

A. Giao thoa ánh sáng              

B. Nhiễu xạ ánh sáng

C. Tán sắc ánh sáng                 

D. Khúc xạ ánh sáng

Câu 5 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng nếu tăng dần khoảng cách giữa hai khe S1, S1 thì hệ vân tay đổi thế nào với ánh sáng đơn sắc

A. Bề rộng khoảng vân tăng dần lên.   

B. Hệ vân không thay đổi, chỉ sáng thêm lên.

C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi.

D. Bề rộng khoảng vân lúc đầu tăng, sau đó giảm.

Câu 6 : Tại sao trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, người thường dùng ánh sáng màu đỏ mà không dùng ánh sáng màu tím?

A. Vì màu đỏ dễ quan sát hơn màu tím.

B. Vì ánh sáng màu đỏ dễ giao thoa với nhau hơn.

C. Khoảng vân giao thoa của màu đỏ rộng, dễ quan sát hơn.

D. Vì các vật phát ra ánh sáng màu tím khó hơn.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *