BÀI GIẢNG – LUẬT THƠ

(Ngữ văn 12 – Cơ Bản)

I. Khái quát theo luật thơ

1. Ví dụ

a. Thể thơ lục bát

       Số tiếng: trên 6, dưới 8.

       Vần: Tiếng cuối câu 6 phải cùng vần với tiếng 6 của câu 8. Tiếng cuối của câu 8 vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo.

       Nhịp: 2/2/2 cũng có thể 3/3 ở câu 6.

Mình về/mình có/nhớ ta

Một ngìn năm/một vạn năm

Con tằm/vẫn kiếp/con tằm/xe tơ

b. Thơ Đường luật: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt. 

       Số tiếng: 7 tiếng. 

       Về thanh: 

Nhị tứ lục phân minh.

+         2 3 6 7

+         Tiếng thứ 2 và 6 cùng thanh, đối với thanh của tiếng thứ 4. 

Nhất tam ngũ bất luận.

      Tiếng 1.3.5 gieo bằng thanh nào cũng được

Vần:

       Luật trắc, vần bằng:

      Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

       Luật bằng, vần bằng:

      Trong  không rượu cũng không hoa 

Liên: (với bài bát cú)

       Tiếng thứ 2 câu 1 với tiếng thứ 2 câu 8 cùng một liên (cùng thanh).

       Tiếng thứ 2 của câu 2 với tiếng thứ 2 của câu 3 là cùng một liên (cùng thanh).

       Tiếng thứ 2 của câu 4 với tiếng thứ 2 của câu 5 là cùng một liên (cùng thanh).

       Tiếng thứ 2 của câu 6 với tiếng thứ 2 của câu 7 là cùng một liên (cùng thanh).

Chú ý: Tiếng 2 của câu một là trắc thì tiếng 2 của câu 2 là bằng và ngược lại.

2. Bài học

       Luật thơ là những quy định có tính nguyên tắc bắt buộc về gieo vần, ngắt nhịp, số tiếng, hài hoà âm thanh đối với thể thơ nào đó. Tất cả quy định ấy được khái quát theo kiểu mẫu ổn định.

       Âm tiết (hay tiếng) là đơn vị cơ bản của luật thơ.

       Cấu tạo của tiếng: 

+         Chia làm hai: phụ âm đầu và phần vần.

+         Vần có hai: Mở và đóng.

       Vần mở không có phụ âm cuối và có thể là bán âm (vào).

       Vần đóng có một trong các phụ âm cuối sau: m, n, t, ng, c, ch.

+         Mỗi tiếng có một trong các thanh: không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Những vần bằng (bình thanh) gồm thanh không, thanh huyềnnhững thanh còn lại thuộc vần trắc (khí thanh) là những thanh hỏi, ngã, nặng.

+         Nhóm thanh lại chia thành hai nhóm đối lập nhau về âm vực 

+         Nhóm bổng (cao) gồm các thanh không, sắc, ngã.

+         Nhóm trầm (thấp) gồm huyền, nặng, hỏi. 

-> Sự đối lập tạo thành hài hoà về âm thanh trong thơ cộng với ngắt nhịp, ngắt dòng làm thành luật thơ hay hẹp hơn là mô hình âm luật Tiếng Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *