BÀI. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN TRÍCH “ĐẤT NƯỚC”
(Ngữ văn 12 – Cơ bản)
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
– Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
– Phong cách sáng tác:
+ Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.
+ Giọng thơ trữ tình chính luận.
2. Đoạn trích
– Vị trí: Trích chương V của trường ca.
– Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên 1971.
– Bố cục văn bản: Hai phần
Phần I
42 câu đầu: Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
Phần II
47 câu cuối: Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện
* Cảm nhận chung về đất nước: (Đoạn mở đầu)
=> Đất nước hiện ra trong cảm nhận qua những gì thân thương, gần gũi, đơn sơ:
– Đó là những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể.
– Là miếng trầu của bà, là hạt gao một nắng hai sương, là ngôi nhà ta ở…
=> Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ , sử dụng chất liệu VHDG…, tác giả đưa ta về với cội nguồn của đất nước : Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo và đã có từ rất lâu đời.
* Cảm nhận về đất nước ở phương diện lịch sử – văn hoá:
– Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc:
+ Câu chuyện cổ tích, ca dao.
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc.
– Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người:
+ Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
+ Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả.
– Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung.
=> Đất nước không trừu tượng mà ở ngay trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
* Cảm nhận đất nước ở phương diện chiều rộng của không gian:
– Là không gian hò hẹn của tình yêu (Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo , tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo)
– ĐN là nơi chốn sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (nơi dân mình đoàn tụ)
=> Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng.
– Đất nước còn là không gian rộng lớn tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả.
=> ĐN là những gì gần gũi thân quen gắn bó với cuộc sống mỗi người lại vừa mênh mông rộng lớn.
* Cảm nhận về ĐN ở phương diện chiều dài thời gian : ĐN được cảm nhận từ quá khứ với huyền thoại “ Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ.
* Suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN : phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh vì đất nước.
=> ĐN hiện lên vừa thiêng liêng sâu xa , lớn lao vừa gần gũi thân thiết với sự sống mỗi người.
2. Tư tưởng cốt lõi: ĐN của nhân dân
– Tác giả tiếp tục với những cảm nhận về đất nước trên nhiều bình diện: Chiều dài lịch sử, chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hoá lịch sử
+ Một Đất nước với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ,gắn với số phận, tính cách, phẩm chất, tâm hồn nhân dân (Hòn Trống Mái, Núi Vọng phu, Núi Bút, Non Nghiên, Vịnh Hạ Long…)
=> ĐN hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
+ Một Đất nước giàu truyền thống :
– Anh hùng bất khuất: Có những anh hùng không ai nhớ mặt đặt tên. Họ hi sinh thầm lặng cho Đất nước
– Đoàn kết trong đấu tranh, lao động sinh tồn…
+ Một Đất nước của ca dao, thần thoại, của những vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu thuần phác
=> Chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền thống của nhân dân:
+ Say đắm, lạc quan trong tình yêu (Yêu em từ thuở trong nôi.
+ Biết quý trọng tình nghĩa (Biết quý công…)
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (biết trồng tre …)
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người vô danh, bình dị. ĐN từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại
3. Nghệ thuật
– Thể thơ tự do phóng túng.
– Sử dụng phong phú, đa dạng và đầy sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian.
– Giọng thơ trữ tình – chính trị.
4. Chủ đề: Văn bản đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: ĐN là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước.