CÔNG SUẤT CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Công suất.


Hệ số công suất.


Điện năng tiêu thụ.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 10 bài tập bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các câu bài tập
tự luận về công suất của mạch điện xoay chiều được trích từ các đề kiểm tra, đề
thi của các trường. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Công suất của mạch điện
xoay chiều.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết phương pháp giải các
bài toán về công suất và điện năng trong mạch điện xoay chiều. Dạng toán này là
trọng tâm của mạch điện xoay chiều và sẽ có trong các đề thi và đề kiểm tra.


Bài tập
1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Một mạch điện AB gồm một điện trở thuần R = 50W, mắc nối tiếp với một cuộn dây có độ tự cảm L = 1/p (H) và điện trở Ro = 50W. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều uAB = 100Ö2cos100pt(V).

a. Tính tổng trở của đoạn mạch.

b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

. Một đoạn mạch gồm R = 50W, cuộn thuần cảm L = 1/2p (H) và tụ điện có điện dung C = 10-4/p (F) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạm mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng 110V, tần số 50Hz. Tính công suất, hệ số công suất và độ lệch pha giữa điện áp u và cường độ dòng điện i của đoạn mạch.

3. Đặt điện áp u =100cos(wt +p/6) (V) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là i =2cos(wt +p/3) (A). Tính công suất tiêu thụ và điện trở thuần của mạch điện.

4. Đặt điện áp u =100Ö2coswt (V), có w thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 200 W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 25/36p (H) và tụ điện có điện dung 10-4/p (F) mắc nối tiếp. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 50 W. Xác định tần số của dòng điện.

5. Mắc cuộn dây có điện trở thuần R = 10W vào mạch điện xoay chiều có điện áp u = 5cos100pt (V). Biết cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là 0,25A.

a. Tìm tổng trở của cuộn dây và độ tự cảm của nó.

b. Tính công suất tiêu thụ của cuộn dây.

6. Cho mạch điện xc trong đó R = 100Ö3W ; C =10-4/2p (F); cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = 200cos100pt (V). Tính độ tự cảm của cuộn dây trong các trường hợp:

a. Hệ số công suất của mạch cosj = 1.

b. Hệ số công suất của mạch cosj = Ö3/2.

7. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị Rvà Rcông suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = Rbằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị Rvà R bao nhiêu ?

8. Đặt điện áp u = UÖ2coswt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với một biến trở R. Ứng với hai giá trị R1 = 20 W và R2 = 80 W của biến trở thì công suất tiêu thụ trong đoạn mạch đều bằng 400 W. Giá trị của U là bảo nhiêu ?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

1. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2 là bao nhiêu ?

2. Một mạch điện AB gồm một điện trở thuần R = 150W, mắc nối tiếp với một cuộn dây có độ tự cảm L =2/p (H) và điện trở Ro = 50W. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều uAB = 100Ö2cos100pt(V).

a. Tính tổng trở của đoạn mạch.

b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *