BÀI 5. BÀI TẬP AMINO AXIT và PROTEIN Thực hành bài tập trắc nghiệm về công thức cấu tạo, tính chất hóa học, cách phân biệt các chất,… trong bài Amino axit và Protein Bài tập 1 Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng: A. Phân tử của các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quì tím. C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quì tím. D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 2 Câu 2. pH của dung dịch cùng nồng độ mol của ba chất: a) H2N-CH2-COOH, b) CH3-CH2-COOH và c)CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 tăng theo trật tự nào sau đây: A. c < a < b. B. b < a < c. C. a < b < c. D. b < c < a. Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 3 Câu 3. Viết CTCT và gọi tên các amino axit cóCTPT. C4H9NO2 Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 4 Câu 4. Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng trùng ngưng các amno axit sau: a) axit 7-aminoheptanoic. b) axit 2-aminopropionic Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 5 Câu 5. Viết công thức cấu tạo của các aminoaxit sau đây: a) Axit 2-amino-3 –phenylpropionic (phenylalanin) b) Axit 2-amino-3 –metylbutanonic (valin) c) Axit 2-amino- 4–metylpentanonic (leuxin) d) Axit 2-amino-3 – metylpentanonic (izoleuxin) Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 6 Câu 6. Cho sơ đồ chuyện hoá sau: CH3CH(NH2)COOH X Y Z Hãy viết công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 7 Câu 7. Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25M sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,25 gam muối. Mặt khác nếu cho 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A là một -aminoaxit, không làm mất màu dung dịch KMnO4. Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 8 Câu 8. Hỗn hợp X gồm hai α-amino axit đồng đảng liên tiếp, mỗi chất có 2 nhóm chức –COOH và một nhóm chức amin. Cho 14 gam X tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y . Để phản ứng hết với các chất trong Y phải cần dùng 250 ml dung dịch KOH 1M. Công thức cấu tạo và phần trăm theo số mol của hai axit amin trong X là Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 9 Câu 9. Cho 7,5 gam aminoaxit no chứa một nhóm -COOH và một nhóm- NH2 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X . Để phản ứng hết với các chất trong X ta cần dùng 150 ml dung dịch NaOH 2M. Tên của amino axit là: A. Alanin. B. Glixin. C. Axit glutamic. D. Axit caproic. Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 10 Câu 10. Cho 29,4 gam axit glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch NaOH 0,8M cần dùng để phản ứng hết với các chất trong X là A. 500 ml B. 650 ml C. 750 ml D. 800 ml Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 11 Câu 11. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit: A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH; B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH; C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH; D. H2N-CH2CH2-CONH-CH2COOHMời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 12 Câu 11. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit: A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH; B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH; C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH; D. H2N-CH2CH2-CONH-CH2COOHMời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 13 Câu 13. Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein; b) Protein đơn giản và protein phức tạp. Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 14 Câu 14. Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (huyết cầu tố) chứa 0,4% Fe về khối lượng (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt). Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng Bài tập 15 Câu 15. Khi thủy phân 500gam protein A thu được 170gam alanin. Tính số mol alanin có trong lượng A trên. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanintrong phân tử A là bao nhiêu? Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng