TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. Tìm hiểu bài
1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội.
Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
a.Tính chung của ngôn ngữ
Bao gồm:
+ Các âm ( Nguyên âm, phụ âm )
+ Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
+ Các tiếng (âm tiết ).
+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
b. Qui tắc chung, phương thức chung
+ Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.
+ Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.
=> Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.
2. Lời nói – sản phẩm của cá nhân
+ Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.
+ Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định – phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …
+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…
+ Việc tạo ra những từ mới.
+ Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
=> Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
3. Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập 1
+ Từ “Thôi” dùng với nghĩa mới: Chấm dứt, kết thúc cuộc đời – đã mất – đã chết.
+ Cách nói giảm – nói tránh – lời nói cá nhân Nguyễn Khuyến.
Bài tập 2
+ Đảo trật tự từ: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ, danh từ trung tâm trước danh từ chỉ loại.
+ Tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ – cá tính nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Bài tập 3
Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” quan chánh đường sử dụng cách nói riêng của quan lại trong triều:
Thế tử = con vua; thánh thượng = vua; tiểu hoàng môn = hoạn quan; thánh chỉ = lệnh vua,…