BÀI GIẢNG – NGƯỜI TRONG BAO – SÊKHỐP
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên An-tôn Páp-lô-vích Sêkhốp (1860-1904) sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Tan-ga-rốc, bên bờ biển A-dốp, nước Ng
– Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục
– Là nhà văn Nga kiệt xuất, được giải thưởng Puskin của viện hàn lâm Nga, là viện sĩ danh dự của viện hàn lâm khoa học Nga.
2. Sự nghiệp sáng tác: SGK
– Nội dung: Tác phẩm của ông lên án xã hội bất công thói cường bạo và c/s ăn hại của giai cấp cầm quyền đương thời,phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận không nhỏ trong họ đồng thời biểu hiện sự đồng cảm sâu sắc sự trân trọng đối với những lao động nghèo,tình yêu thắm thiết và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai của nước Nga.
– Nghệ thuật: Thâm trầm, kín đáo, sâu sắc. Thái độ thể hiện khi thì gửi gắm vào nhân vật, khi thì tỏ ra lạnh lùng, khách quan.
3.Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
– Đây là một trong 3 truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường dung tục tiểu tư sản-lối sống của kiểu người trí thức Nga những năm cuối thế kỉ XIX
– Bố cục: 2 cách
II. Đọc, hiểu
A. nội dung
1. Nhân vật Bê-li-cốp
a. Chân dung Bê-li-cốp
– Cách ăn mặc: đi giày cao su, cầm ô khi trời đẹp, mặc áo bành tô, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông…
– Đặc điểm: Tất cả đều đề trong bao
=> kì quái, khác người, lập dị
b. Tính cách Bê-li-cốp
– Có khát vọng kì dị, mãnh liệt: Thu mình vào một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao để ngăn cách….
– Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi tôn sùng quá khứ: say mê và ca ngợi tiếng Hi lạp.
– Máy móc,giáo điều, rập khuôn: phản ứng việc đi xe đạp của 2 chị em Va-ren-ca, thói quen trong quan hệ đồng nghiệp
– Cô độc, luôn lo lắng và sợ hãi
– Luôn luôn thoả mãn và hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình
=> Hèn nhác, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao và cảm thấy an tâm sung sướng, mãn nguyện
– Lối sống ảnh hưởng dai dẳng, mạnh mẽ đến lối sống và tinh thần của mọi người
– Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người,một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Hắn không phải là một cá nhân quái đản mà là con đẻ của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ XIX.
– Một tính cách điển hình,một nhân vật độc đáo, một sản phẩm nghệ thuật của thiên tài Sê-khốp.
2. Cái chết của Bê-li-cốp
a. Nguyên nhân
– Do sốc trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca
– Xét về logíc cuộc sống: cách sống ấy không thể tồn tại lâu dài được bởi con người không thể sống mà thiếu niềm vui, hạnh phúc…
– Xét về logíc nghệ thuật: cái chết là một chi tiết quan trọng để đẩy tính cách nhân vật lên cao bởi khi chết hắn vĩnh viễn được nằm trong cái bao mà hắn từng khao khát
b.Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp khi hắn còn sống và khi hắn đã chết: nhẹ nhàng, thoải mái.
c. Ý nghĩa
– Lối sống ấy đã đầu độc bầu không khí trong lành,lành mạnh của văn hóa, đạo đức và tiến bộ của XH Nga đương thời
– Đó là một hiện tượng xã hội phổ biến rộng rãi.
3. Ý nghĩa của biểu tượng “Cái bao”
– Nghĩa đen: Vật dùng để đựng có hình túi hoặc hình hộp, là vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp.
– Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp
– Nghĩa biểu trưng: Lối sống thu mình, hèn nhác, ích kỉ cá nhân, hủ lậu… đã và đang tồn tại làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ ở nước Nga => giá trị phê phán
– Ý nghĩa phổ quát: Cả xã hội Nga thời điểm đó cũng là cái bao khổng lồ trói buộc, ngăn chặn sự tự do của co người => sức mạnh tố cáo
=> Cái bao là biểu tượng giàu ý nghĩa là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả
4. Ý nghĩa thời sự
– Ý nghĩa đương thời.
– Ý nghĩa thời sự hiện nay, trên toàn thế giới.
B. Nghệ thuật
– Cách kể, giọng chuyện chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay, chọn ngôi kể.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình mang tính biểu tượng cho một giai cấp xã hội.
– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng
C. Ý nghĩa văn bản
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao”chuyên chế và khát vọng sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế này được”.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK.