BÀI GIẢNG – NGHĨA CỦA CÂU
I. Hai thành phần nghĩa của câu
1. Tìm hiểu ngữ liệu
– Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
– Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.
2. Kết luận
– Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
– Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
II. Nghĩa sự việc
– Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
– Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+ Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
– Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập Bài tập SGK
Bài tập 1
– Câu 1: Sự việc – trạng thái
– Câu 2: Sự việc – đặc điểm
– Câu 3: Sự việc – quá trình
– Câu 4: Sự việc – quá trình
– Câu 5: Trạng thái – đặc điểm
– Câu 6: Đặc điểm – tình thái
– Câu 7: Tư thế
– Câu 8: Sự việc – hành động
Bài tập 2
a. Nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ. Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ: kể, thực, đáng
b. Nghĩa sự việc: hai người đều chọn nhầm nghề. Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chắn qua từ “có lẽ”
c. Nghĩa sự việc: mình và mọi người để phân vân về đức hạnh của con gái mình. Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình”
Bài tập 3: Phương án 3.