BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

 I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?

Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt)

II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA

1. Tuổi của cây

Tuỳ vào giống, loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

a. Nhiệt độ thấp

Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí t0 thấp.

Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá

b. Quang chu kỳ

 Là sự tương quan độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.

c. Phitocrom

Là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.

3. Hoocmon ra hoa

Hoocmon ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

III. MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.

IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

Trong ngành trồng trọt: điều khiển sự sinh trưởng của thực vật theo ý muốn con người

Ví dụ: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ (củ khoai tây)

Ví dụ: sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

Ứng dụng kiến thức về phát triển

Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh để chọn cây trồng phù hợp với mùa vụ. Ví dụ: xen canh cây ưa sáng và ưa bóng

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *