BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. Hô hấp là gì

Hô hấp là tập họp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong

II. Bề mặt trao đổi khí

Bề mặt trao đổi khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ thể

Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải có 4 đặc điểm sau:

Diện tích lớn

    + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng

    + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

    + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng

III. Các hình thức hô hấp

Căn cứ vào bề mặt hô hấp có thể chia thành 4 hình thức hô hấp:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể

Ví dụ: giun đất, con đĩa… (hô hấp qua da)

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

Gặp ở côn trùng. Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở.

3. Hô hấp bằng mang

Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp

   + Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang

   + Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang

4. Hô hấp bằng phổi

Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.

   + Thú: khoang mũi à hầu à khí quản à phế quản

   + Lưỡng cư: hô hấp bằng da và phổi

   + Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *