BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt)
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống
a. Cấu trúc :Gặp ở động vật có xương sống :cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.
– Tạo thành ống sau lưng con vật :Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.
– Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng
b. Hoạt động của hệ thần kinh ống Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.
– Phản xạ đơn giản:
Thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiển
Vd: kim châm
– Phản xạ phức tạp: Phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại não
Vd: khi gặp chó dại, rắn độc
SO SÁNH PHẢN XẠ ĐƠN GIẢN – PHẢN XẠ PHỨC TẠP
PHẢN XẠ ĐƠN GIẢN (KHÔNG ĐIỀU KIỆN) |
PHẢN XẠ PHỨC TẠP (CÓ ĐIỀU KIỆN) |
1/ VD: Kim nhọn đâm vào ngón tay 2/ Cung phản xạ gồm: – Bộ phận tiếp nhận da: Thụ quan đau – Sợi cảm giác của TK tủy – Bộ phận xử lí thông tin và quyết định: Tủy sống – Sợi vận động của TK tủy – Bộ phận thực hiện: Các cơ ngón tay 3/ Đặc điểm – Cấu tạo bởi số ít tế bào thần kinh – Do tủy sống và hạch thần kinh – Mang tính chất di truyền sinh ra đã có – Đặc trưng cho loài – Rất bền vững |
1/ VD: đang đi bất ngờ gặp chó dại 2/ Cung phản xạ – Bộ phận tiếp nhận: Mắt – Sợi cảm giác – Bộ phận xử lí thông tin và quyết định: Não – Sợi vận động – Bộ phận thực hiện: Cơ chân, tay 3/ Đặc điểm: – Số lượng lớn tế bào thần kinh – Do hệ thần kinh trung ương – Có tính chất không di truyền sinh ra chưa có phải học tập, rút kinh nghiệm – Không đặc trưng – Không bền vững, sẽ dễ dàng mất đi |