ĐỀ KIỂM TRA CỦA CÁC TRƯỜNG
Giáo viên: Thầy Dương Truyền Nhân
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
(THPT Ân Thi)
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng? Từ trường không tương tác với :
A. Các điện tích đứng yên. B. Nam châm đứng yên.
C. Các điện tích chuyển động. D. Nam châm chuyển động
(TTGDTX Đại Từ)
Câu 3: Chiều của đường sức từ bao quanh dòng điện thẳng dài được xác định theo
A. qui tắc nắm bàn tay phải B. qui tắc bàn tay trái
C. qui tắc vào nam ra bắc D. định luật Lenxơ
(THPT Nguyễn Huệ)
Câu 4. Lực nào sau đây không phải là lực từ?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.
B. Lực Trái Đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo hướng Bắc Nam.
C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện
D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
(THPT Nguyễn Huệ)
Câu 5. Phát biểu nào sai ? Lực Lo – ren – xơ
A. Vuông góc với vận tốc. B. Phụ thuộc vào dấu của điện tích.
C. Vuông góc với từ trường. D. Không phụ thuộc vào hướng của từ trường.
(THPT Trần Quốc Tuấn)
Câu 6. Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí cách nhau 40cm. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5A và cùng chiều. Độ lớn cảm ứng từ tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách đều hai dây dẫn là:
A. 10-5T. B. 2,5.10-6 T. C. 5.10-6 T. D. 0T.
(THPT Chu Văn An)
Câu 7. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm là
A. 4. 10-6 T. B. 2. 10-7/5 T. C. 5. 10-7 T. D. 3.10-7 T.
(THPT Ân Thi)
Câu 8. Tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5A, có cảm ứng từ 0,4µT. Nếu cường độ trong dây dẫn tăng thêm 10A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là
A. 0,8 µT B. 1,6 µT C. 1,2 µT D. 0,2 µT
(THPT Nguyễn Trãi)
Câu 9. Ba dây dẫn thẳng dài song song, cách đều nhau I1=12A. I2=I3=24A. Khoảng cách giữa các dây dẫn là r =8 cm. Lực tác dụng lên một mét chiều dài dây dẫn I1 là :
A. F1 = 3,6.10-5N. B. F1 = 3,6.10-4N .C .F1 = 7,2.10-4N. D. F1 = 7,2.10-5N.
(THPT Lê Hồng Phong)
Câu 10. Một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện cường độ I được đặt trong không khí. Những điểm cách dây dẫn khoảng r có cảm ứng từ bằng 1,2.10-6 T. Những điểm cách dây dẫn khoảng 4r có cảm ứng từ bằng bao nhiêu ?
A. 0,6. 10-6 T. B. 2,4. 10-6 T. C. 0,3. 10-6 T. D. 4,8. 10-6 T.
Câu 11. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn D1 và D2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng d = 10 m., dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cùng cường độ 10A. Tại điểm N cách D1 và D2 lần lượt là r1= 6m và r2= 8m , độ lớn cảm ứng từ B là:
A. B= 4,14.10-7 T. B. B= 4,14.10-6 T C. B= 4,14. 10-5 T C. B= 4,14.10-8
(THPT Lê Hồng Phong)
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hai dây dẫn thẳng song song, điện trở không đáng kể, đặt trong mặt phẳng nằm ngang, một đầu nối vào nguồn điện E0 = 1,5V; r0 = 0,1W, còn đầu kia nối với điện trở R = 1W. Một thanh kim loại AB, có chiều dài l = 100cm, điện trở r = 2,9W, đặt vuông góc với hai dây dẫn nói trên, trượt không ma sát dọc theo hai dây dẫn ấy với vận tốc v = 3m/s. Mạch điện được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ có chiều như hình vẽ và có độ lớn 0,1 T. Điện trở của ampe kế và của dây dẫn không đáng kể.
a. Tính số chỉ của ampe kế .
b. Muốn ampe kế chỉ số 0 thì thanh AB phải chuyển động về hướng nào với vận tốc bằng bao nhiêu?
(THPT Chu Văn An)
Câu 2. Hai dây dẫn thẳng dài song song nằm cố địmh trong mặt phẳng P cách nhau một khoảng d = 16 (cm). Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cùng cường độ I = 10(A). Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn thứ nhất 4 cm khi dòng điện chạy trong hai dây dẫn cùng chiều.
III. BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ
Câu. Hai dòng điện I1 = 2A và I2 = 6A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn thẳng dài, song song với nhau và cách nhau 10 cm.
- Tìm độ lớn từ trường (cảm ứng từ) tại điểm M cách dây thứ nhất 4cm và dây thứ hai 6cm. (vẽ hình minh họa)
- Một dây dẫn điện thẳng dài thứ ba ( I3 = 4A) , song song với hai dây dẫn ở trên. Phải bố trí dây dẫn thứ thứ ba này như thế nào để lực từ tác dụng lên dây 3 bằng không ? em có nhận xét gì về chiều dòng điện dây 3.