Bài 8. BÀI TẬP PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION

TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

– Để cho việc học và nghiên cứu trở nên đơn giản và thực hiện châm ngôn “học 1 biết 10” ta chỉ cần học thuộc một số phương trình ion thu gọn rồi tự suy ra rất nhiều phương trình phân tử và ta nên dùng phương trình ion thu gọn để giải các bài tóan hóa phức tạp.

– Ta nên dùng phương trình ion và nồng độ mol của các ion để giải bài tóan phức tạp vì cứ mỗi phương trình ion thu gọn có thể giải được nhiều bài tóan khác nhau.

– Áp dụng giải 13 bài tập.


Bài tập
1

Câu 1. Tập hợp các ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch:
A. [Na+, NO3, Ca2+, SO32-].                                   B. [ Cl, SO42-, NH4+, Mg2+].
C.[ HCO3, OH, Na+, CO32-].                                  D. [Ag+, Cu2+, Br, NO3].


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Dung dịch muối nào có pH < 7:
A. Na2SO4.                    B. Al2(SO4)3.                             C. ZnCl2.                      D. Cả B và C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

Câu 3. Dung dịch muối nào có pH >7:
A. Na2CO3.                    B. CH3COONa.              C. K2SO3.                     D. Cả A, B, C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
4

Câu 4. Dung dịch muối nào có pH = 7:
A. KNO3.                       B. Na2CO3.                               C. CuSO4.                    D. ZnCl2.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
5

Câu 5. ZnSO4 là thành phần chính của mọi thuốc nhỏ mắt vì:
A. Dung dịch có pH < 7 làm cho mắt đỡ ngứa khi bị đỏ mắt.
B. Trong dung dịch có một lượng nhỏ Zn(OH)2 keo làm kết dính bụi bặm và nhử mắt vào kết tủa Zn(OH)2 theo nước mắt trôi ra ngoài kéo theo nhử mắt và bụi bặm.
C. ZnSO4 có tác dụng diệt trùng.
D. Cả ba lí do A, B, C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
6

Câu 6. Muối NH4HCO3 được trộn thêm vào bột làm bánh mì, bánh bao, bánh cam vì
A. khi hấp bánh ở nhiệt độ cao muối này bị nhiệt phân thóat ra khí CO2 và NH3 làm cho khối bột bị thổi phồng lên.
B. NH4HCO3 làm cho bánh chín đều.
C. NH4HCO3 làm cho bánh bao có mùi khai xốc.
D. Cả ba lí do A, B, C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
7

Câu 7. Sự điện li phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ mol/lít của dung dịch.
B. Nhiệt độ của dung dịch.
C. Bản chất của chất điện li.
D. Cả ba yếu tố trên.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
8

Câu 8. Trộn V lít dung dịch X chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,3M với V’ lít dung dịch HNO3 0,7M ta thu được dung dịch Y có nồng độ H+
A. 0,7M.                        B. 0,35M.                     C. 1,4 M.                       D. Không xác định được.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
9

Câu 9. Để trung hòa hòan tòan 200 ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 0,3M và HCl 0,4M ta phải dùng 400 ml dung dịch NaOH thì nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH bằng
A. 1M.                          B. 0,5M.                        C. 0,25M.                      D. Một kết quả khác.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
10

Câu 10. Cho 200ml dung dịch H3PO4 0,5M  tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 2M , sau phản ứng đun khan dung dịch ta thu được một lượng muối khan có khối lượng bằng
A. 17,4 gam.                 B. 15,6 gam.                C. 17,8 gam.    D. Tất cả đều sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
11

Câu 11. Bệnh nhân lóet dạ dày do dịch dạ dày có pH  < 1 ( bao tử bị chua), ta phải trung hòa bớt ion H+ bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc có các thành phần:
A. NaHCO3, Mg(OH)2, Al(OH)3.                            B. Cu(OH)2, NaHCO3, Zn(OH)2.
C. NaHCO3 và than hoạt tính.                               D. A hay C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
12

Câu 12. Các phản ứng nào sau đây cho thấy hai ion đối kháng khi gặp nhau thì có phản ứng ngay cả khi một trong hai ion đó đang ở dạng hợp chất rắn không tan trong nước:
A. CaCO3  +  2HCl.                    B. Cu(OH)2  + H2SO4
C. MgSO3  +  HNO3                          D. Cả ba phản ứng trên.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
13

Câu 13. Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1,2M. Nồng độ mol / lít của dung dịch sau phản ứng bằng:
A. [NaH2PO4] = 0,22M và [Na2HPO4] = 0,44M.
B. [NaH2PO4] = [Na2HPO4] = 0,22M.
C. [NaH2PO4] = [Na2HPO4] = 0,44M.
D. Tất cả đều sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *