BÀI 2
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ

Nội dung chính của bài:
1. Phương pháp kí hiệu.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
3. Phương pháp chấm điểm.
4. Phương pháp bản đồ- biểu đồ.

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện:
                     + Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
                     + Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

b. Các dạng kí hiệu:
                     + Kí hiệu hình học

                     + Kí hiệu chữ

                     + Tượng hình

c. Khả năng biểu hiện:

                     + Vị trí phân bố của đối tượng.

                     + Số lượng của đối tượng.

                     + Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện:
                      + Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

b. Khả năng biểu hiện:

                     + Hướng di chuyển của đối tượng.

                     + Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

3 Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện:
                    + Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.

b. Khả năng biểu hiện:

                    + Sự phân bố của đối tượng.

                    + Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ:

a. Đối tượng biểu hiện:
                   + Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

b. Khả năng biểu hiện:

                   + Số lượng của đối tượng.

                   + Chất lượng của đối tượng.

                   + Cơ cấu của đối tượng

Tổng kết bài học:

Phương pháp biểu hiện

Đối tượng biểu hiện

Khả năng biểu hiện

1. Phương pháp kí hiệu

Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. 
Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

– Vị trí phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng
– Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên
và kinh tế-xã hội.

– Hướng di chuyển của đối tượng.
– Khối lượng của đối tượng di chuyển.
– Chất lượng của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm

Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

– Sự phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân
chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

– Số lượng của đối tượng.
– Chất lượng của đối tượng.
– Cơ cấu của đối tượng.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *