Bài 7 – TẾ BÀO NHÂN SƠ
PHẦN I – A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
a. Thành tế bào:
– Thành tế bào là Peptiđôglican
– Vai trò: Quy định hình dạng tế bào
b. Màng sinh chất:
– Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin
– Vai trò: Bảo vệ tế bào
c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):
– Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt
d. Lông và roi
– Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ
– Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển
2. Tế bào chất:
– Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
– Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm
– 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)
3. Vùng nhân:
– Chưa có màng nhân
– Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng
II. PHÂN LOẠI VI KHUẨN:
Dựa vào cấu tạo thành tế bào người ta chia thành 2 loại vi khuẩn
– Vi khuẩn gram+ (Thành tế bào dày, có màu tím khi nhuộm)
– Vi khuẩn gram- (Thành tế bào mỏng, có màu đỏ khi nhuộm)
Dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ
– Kích thước nhỏ (= 1/10 tế bào nhân thực) Có thành tế bào là peptiđôglican
– Tế bào chất: Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng. Chỉ có Ribôxôm
– Nhân: Chưa có màng nhân, vật chất di truyền là một phân tử ADN dạng vòng
PHẦN I – B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Câu 2. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn.
Câu 3. Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn.
Câu 4. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh.
Câu 5. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?