Bài 26 – SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

PHẦN I – A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ

1. Phân đôi

a. Khái niệm:

Phân đôi là hình thức sinh sản mà từ 1 tế bào mẹ tách thành 2 tế bào con.

b. Đối tượng:

Vi khuẩn (vi khuẩn sinh sàn chủ yếu bằng hình thức phân đôi).

c. Diễn biến:

Tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia.

Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm).

ADN của vi khuẩn đính vào mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi.

Hình thành vách ngăn tạo thành 2 tế bào mới từ 1 tế bào.

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

a. Phân nhánh và nảy chồi:

Diễn biến: Một phần cơ thể mẹ lớn nhanh hơn các phần khác để tạo chồi. Chồi có thể sống bám vào cơ thể mẹ tạo thành nhánh hoặc sống độc lập.

Đối tượng: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

b. Bào tử:

* Ngoại bào tử:

Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng, sau đó sẽ phát tán, tạo thành cơ thể mới.

Đại diện: vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus).

Bào tử sinh sản chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.

* Bào tử đốt:

Sợi dinh dưỡng phân đốt tạo thành bào tử.

Đại diện: xạ khuẩn (Actinomycetes).

* Nội bào tử:

Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore).

Nội bào tử vi khuẩn không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào.

Nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.

Đại diện: vi khuẩn lam, vi khuẩn than…

II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC

1. Sinh sản bằng bào tử

Một số nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (nấm Mucor) hoặc bào tử trần (Penicillium) đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.

2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

Một số nấm men có thể sinh sản bằng nảy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).

Các tảo đơn bào: tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt, trùng đế giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.

 PHẦN I – B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Nội bào tử có phải là hình thức sinh sản không? Trong điều kiện nào thì vi khuẩn hình thành nội bào tử?

Câu 2. Trong các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực, hình thức nào là sinh sản vô tính? Hình thức nào là sinh sản hữu tính?

Câu 3. Ở vi khuẩn loại bào tử nào không giữ chức năng sinh sản? Mô tả sự hình thành bào tử này.

Mô tả sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn. Hình thức phân đôi ở vi khuẩn khác nguyên phân ở điểm nào?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *