BÀI 5

LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO

 

  Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

  Giới thiệu:

  12 bài tập trong bài này nhằm củng cố tính chất vật lí, hóa học đặc trưng của clo, nguyên tắc và phương pháp điều chế clo, tính chất các hợp chất của clo.

Áp dụng kiến thức đã học để giải các bài toán hóa theo phương pháp giải nhanh đúng bản chất hóa học,

Bài tập 1

Câu 1. Trong phản ứng sau:  Cl2 + H2O    D    HCl + HClO
Nguyên tố clo đóng vai trò
A. chất khử.                                                        B. vừa là chất oxi hóa vừa là chất môi trường.
C. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.                D. chất oxi hóa.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

Câu 2. Cho các chất sau: Na, H2, N2, O2, KBr, NaF. Dãy gồm các chất phản ứng được với khí clo là:
A. Na, H2, KBr.             B. H2, N2, O2.                                   C. N2, O2, KBr.                D. Na,KBr, NaF.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 3

Câu 3. Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 40,5g.                       B. 45,5g.                       C. 55,5g.                       D. 65,5g.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 4

Câu 4. Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 5

Câu 5. Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohiđric trong các trường hợp sau:

a. Cần phải dùng 150 ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200 gam dung dịch AgNO3 8,5%.
b. Khi cho 50 gam dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí (đktc).


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 6

Câu 6. Có 4 bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy dùng phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 7

Câu 7. Cho 10,000 lít khí H2 và 6,720 lít khí Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,400 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 g kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 8

Câu 8. Hãy nêu những những phản ứng hóa học để chứng tỏ rằng clo là một chất oxi hóa rất mạnh. Vì sao clo có tính chất đó
Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 9

Câu 9. Người ta điều chế khí clo trong công nghiệp bằng cách:

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.                
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Điện phân dung dịch NaOH.                             
D. Cho HCl phản ứng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 10

Câu 10. Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng:

a) FeCl2     +     Cl2         →   FeCl3
b) Cl2  + SO2  +  H2O  → HCl  +  H2SO4
c) KOH    +     Cl2       →   KCl  +  KClO3  +  H2O
d) Ca(OH)2    +   Cl2   → Ca(ClO)2 + CaCl2  + H2O


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 11

Câu 11. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi sục khí Cl2 vào từng dung dịch sau: KOH đun nóng, NaOH, KBr, FeCl2, KF, Ca(OH)2?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 12

Câu 12. Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch HCl đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol/lít của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *