DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Cường độ dòng điện.

– Khái niệm dòng điện không đổi.

– Khái niệm nguồn điện.

– Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin, ắcquy

– Một số ví dụ và bài tập liên quan.

2. Bài tập.

– Với 11 bài tập tiêu biểu về dòng điện không đổi và nguồn điện được trích từ sách vật lý nâng cao, các đề kiểm tra của các trường. Tất cả được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  : Dòng điện không đổi – nguồn điện.

**Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được thế nào là dòng điện không đổi, nguồn điện, cường độ dòng điện, những ứng dụng của dòng điện không đổi trong thực tế và phương pháp giải các bài tập về dòng điện không đổi và nguồn điện. Đây là những kiến thức cơ bản trong chương trình điện học.


Bài tập
1

1. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A.

   a. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút ?

   b. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian trên ?

                                                                                                    Đ s: 300 C,    18,75. 1020 hạt e.

2. Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó ?

                                                                                                    Đ s: 6 J.

3.  Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng khi dịch chuyển một lượng điện tích 3. 10-3 C giữa hai cực bên trong nguồn điện thì lực lạ thực hiện một công là 9 mJ.

                                                                                                     Đ s: 3 V.

4. Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,16 C bên trong acquy từ cực âm đến cực dương của nó ?

                                                                                                      Đ s: 0,96 J.

5. Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của một dây dẫn trong một phút. Biết dòng điện có cường độ là 0,2 A.

                                                                                                       Đ s: 12 C,    0,75. 1020 hạt e.

6. Một bộ pin của một thiết bị điện có thể cung cấp một dòng điện 2 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại.

    a. Nếu bộ pin trên được sử dụng liên tục trong 4 giờ ở chế độ tiết kiệm năng lượng thì phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp?

    b. Tính suất điện động của bộ pin này nếu trong thời gian 1 giờ nó sinh ra một công là 72 KJ.

                                                                                                        Đ s: 0,5 A,   10 V.

7.  Trong 5 giây lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn là 4,5 C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu ?

                                                                                                        Đ s: 0,9 A.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ 

Bài 1: Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua.

  a. Tính cường độ dòng điện đó.

  b. Tính số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 10 phút.
                                                                                                             ĐS: a.  I = 0,16A.        b. 1020

Bài 2: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn có cường độ 1,6 mA..Tính điện lượng và số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giờ. 
                                                                                                             ĐS: q = 5,67C ; 3,6.1019

Bài 3: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2 s là 6,25.1018 e.  Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ bao nhiêu?
                                                                                                             ĐS: I =  0,5A.

Bài 4: Lực lạ thực hiện công 1200 mJ khi di chuyển một lượng điện tích 5.10-2 C giữa hai cực bên trong nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này. Tính công của lực lạ khi di chuyển một lượng điện tích 125.10-3 C giữa hai cực bên trong nguồn điện.
                                                                                                              ĐS: ε = 24V ; A = 3J.

Bài 5: Pin Lơ – clăng – sê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là 180 C giữa hai cực bên trong pin. Tính công mà pin sản ra khi dịch chuyển một lượng điện tích 60 C giữa hai cực bên trong pin.

                                                                                                              Đs: 90J


Bài 6: Một bộ acquy có suất điện động 12V nối vào một mạch kín.

a. Tính lượng điện tích dịch chuyển ở giữa hai cực của nguồn điện để acquy sản ra công 540 J. (45C)

b. Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy này. (0,15A)

c. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 phút.   (5,625.1019)

Bài 7: Một bộ acquy có cung cấp một dòng điện 5A liên tục trong 4 giờ thì phải nạp lại.

a. Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong thời gian 12 giờ thì phải nạp lại.(5/3A)

b. Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên nó sản sinh một công 1728 kJ.

Bài 8: Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 8 giờ thì phải nạp lại. Tính công mà acquy  sản sinh ra trong khoảng thời gian trên. (691200J)

Bài 9. Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích q và thực hiện công là 6 mJ. Tính lượng điện tích dịch chuyển khi đó . ( 2.10-3 (C))


Bài 10: Một bộ acquy có dung lượng 5 Ah. Acquy này có thể sử dụng tổng cộng trong khoảng thời gian là bao lâu cho tới khi phải nạp lại nếu có cung cấp dòng điện có cường độ 0,25A. (20 h) .


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *