LỊCH SỬ 10 – BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV

I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

Nho giáo

Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Đạo Phật

       Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

       Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC – KỸ THUẬT

1. Giáo dục:

       1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

       1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

       Giáo dục được hoàn thiện  và phát triển, là nguồn đào tạo quan  chức và người tài.

       Thời Lê sơ, cứ ba năm  có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.

       Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.

       Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

       Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí,  giáo dục nho học  không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Khuê Văn Các – Kiến trúc tiêu biểu của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)

2. Phát triển văn học

       Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.

       Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

       Đặc điểm:

+         Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+         Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển nghệ thuật

       Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..

       Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm

       Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

       Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Nhận xét:

+         Văn hóa Đại Việt thế kỷ X – XV phát triển phong phú đa dạng.

+         Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, chùa Nhất Trụ, còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

Tháp Phổ Minh,cạnh Đền Trần

Thành Nhà Hồ ( hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa.

4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.

       Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).

       Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

       Quân sự có Binh thư yếu lược.

       Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.

       Toán học:Đại thành  toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

       Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu

Hồng Đức Địa đồ-1490

(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *