GIẢI ĐỀ KIỂM TRA CỦA CÁC TRƯỜNG
I . Lý Thuyết
Câu 1: Một hợp lực 1N tác dụng vào vật có khối lượng 2kg. Gia tốc vật thu được là:
A. 0,5m/s2. B. 0,25m/s2. C. 0,5s2. D. 0,5m.
(Đề thi hk1 – Trường THPT Bát Xát)
Câu 2: Biểu thức của định luật II Niutơn là:
(Đề thi hk1 – Trường THPT Bát Xát)
Câu 3: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực F1 = 10N và F2 = 5N . Độ lớn của hợp lực tác dụng lên chất điểm có thể có giá trị nào?
A. 4N. B. 17N. C. 12,5N. D. 20N.
(Đề thi hk1 – Trường THPT Bát Xát)
Câu 4: Biểu thức của lực ma sát trượt là
A. Fmsn = mn.N. B. Fmst = N/mt.
C. Fmst = mt/N. D. Fmst = mt.N.
(Đề thi hk1 – Trường THPT Bát Xát)
II . Bài Tập
Câu 1. Một xe có khối lượng 0,1 tấn chuyển động đi lên một con dốc dài 50m, cao 30m với vận tốc ban đầu 86,4 km/h, hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là m = 0,25. Cho g = 10 m/s2.
a. Xe co lên hết dốc không? Tính thời gian xe đi lên dốc.
b. Để xe chuyển động đều khi lên dốc, phải tác dụng lên xe một lực kéo song song với mặt phẳng nghiêng bằng bao nhiêu?
(Đề thi hk1 – Trường THPT Trần Hưng Đạo)
Câu 2. Cho cơ hệ như hình vẽ, các vật A và B có kích thước rất nhỏ và có khối lượng lần lượt là mA = 260g, mB = 240g. Bỏ qua mọi ma sát, sợi dây nối không dãn, khối lượng của dây và của ròng rọc không đáng kể, lấy g = 10m/s2 .
a. Tính gia tốc của mỗi vật và lực căng của dây nối.
b. Gỉa sử lúc đầu vật B ở vị trí thấp hơn vật A là 80cm. Hỏi sau bao lâu kể từ khi hai vật bắt đầu chuyển động thì hai vật ở ngang nhau? Tính vận tốc của mỗi vật khi đó .
Câu 3. Kéo một vật có khối lượng 5kg chuyển động trên đường nằm ngang. Biết rằng lúc đầu vật đứng yên, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4 (không đổi) . Lấy g = 10m/s2.
a. Nếu lực kéo có phương nằm ngang và có độ lớn 30N . Tính gia tốc của vật và vận tốc mà vật đạt được sau khi đi được quãng đường 16m .
b. Nếu lực kéo có phương hợp với phương chuyển động một góc a = 450 thì sau khi kéo được 2 s vật đạt vận tốc 6 m/s . Hãy xác định độ lớn của lực kéo.
(Đề thi hk1 – Trường THPT Phú Nhuận)
Câu 4. Hai chất điểm có khối lượng lần lượt là 120kg và 300kg, đặt cách nhau 270m. Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2/kg2.
a. Tìm độ lớn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm. Độ lớn lực này lớn hơn hay nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu có khối lượng 20g? Lấy g = 10 m/s2.
b. Để độ lớn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tăng gấp 9 lần thì khoảng cách giữa hai chất điểm bằng bao nhiêu?
(Đề thi hk1 – Trường THPT Trần Hưng Đạo)
Câu 5. Một khối hộp nhỏ khối lượng m = 2kg được kéo đều trên quãng đường dài L = 1m ,với vận tốc không đổi v0 trên mặt sàn nhám nằm ngang bởi lực kéo có phương nằm ngang tác dụng lên khối hộp . Biết hệ số ma sát trượt m = 0,25 . Cho g = 10 m/s2 .
a. Tìm trị số của lực F .
b. Sau khi trượt đều trên quãng đường dài L, lực ngừng tác dụng . Tìm gia tốc của chuyển động tiếp theo của khối hộp . Giá trị v0 phải bằng bao nhiêu để thời gian trượt trên toàn bộ quãng đường cho tới khi dừng lại là nhỏ nhất ? Khoảng thời gian nhỏ nhất này bằng bao nhiêu ?
(Đề kt hk 1 – Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền)