BÀI 22
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp
a. Sản xuất lương thực:
– Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
– Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế – xã hội.
– Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh…
– Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực
b. Sản xuất cây thực phẩm:
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
* Cây công nghiệp:
– Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Là Mặt hàng xuất khẩu quan trọng
– Điều kiền phát triển:
+ Thuận lợi (về tự nhiên, xã hội)
+ Khó khăn (thị trường)
– Nước ta chủ yếu trồng cây công nhiệp có nguôn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
– Cây công nghiệp lâu năm:
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè…
– Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói,, tằm, thuốc lá…
2. Ngành chăn nuôi
– Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.
– Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
– Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
+ Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ…)
+ Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh…)
– Chăn nuôi lợn và gia cầm:
+ Lợn và gia cầm là hai nguồn thịt chủ yếu
+ Lợn nuôi chủ yếu ở 2 đồng bằng châu thổ.
+ Gia cầm nuôi chủ yếu gần thành phố lớn, địa phương có cơ sở chế biến thịt.
+ Lợn cung cấp hơn ¾ lượng thịt.
+ Gia cầm cung cấp hơn ½ phần còn lại.
+ Do dịch bệnh H5N1, gia cầm giảm mạnh.
– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
+ Trâu ổn định ở 2,9 triệu con.
+ Đàn bò từ chỗ 2/3 đàn trâu (1980) gấp đôi đàn trâu (2005).
+ Trâu nuôi nhiều ở trung du, núi Bắc Bộ.
+ Bò nuôi nhiều ở duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
+ Bò sữa nuôi gần thành phố lớn.
+ Dê, cừu tăng mạnh, gấp đôi (2005/2000).