CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THẾ NĂNG, ĐỘNG
NĂNG VÀ CƠ NĂNG

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Thế năng của vật.


Động năng của vật.


Cơ năng của vật.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 10 bài tập bao gồm các câu bài tập tự luận về dạng toán liên
quan đến thế năng, động năng và cơ năng được trích từ các đề kiểm tra, đề thi
của các trường và sách bài tập vật lý ôn thi. Các bài tập này được khái quát
thành vấn đề sau :

Vấn đề : Các bài toán liên quan
đến thế năng, động năng và cơ năng.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được phương pháp giải
bài toán liên quan đến thế năng, động năng và cơ năng. Dạng bài tập về năng
lượng là dạng bài tập trọng tâm có trong ôn thi học kỳ, tốt nghiệp và đại học.


Bài tập
1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Một con lắc lò xo có biên độ dao động 5 cm, có vận tốc cực đại 1 m/s và có cơ năng 1 J. Tính độ cứng của lò xo, khối lượng của vật nặng và tần số dao động của con lắc.

2. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 150 N/m và có năng lượng dao động là W = 0,12 J. Khi con lắc có li độ là 2 cm thì vận tốc của nó là 1 m/s. Tính biên độ và chu kỳ dao động của con lắc.

3. Một con lắc lò xo có khối lượng m = 50 g, dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì T = 0,2 s, chiều dài quỹ đạo L = 40 cm. Tính độ cứng lò xo và cơ năng của con lắc.

4. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật nặng xuống về phía dưới, cách vị trí cân bằng 5Ö2 cm và truyền cho nó vận tốc 20pÖ2 cm/s thì vật nặng dao động điều hoà với tần số 2 Hz. Cho g = 10 m/s2, p2 = 10. Tính khối lượng của vật nặng và cơ năng của con lắc.

5. Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 g. Lấy  p2 = 10. Xác định chu kì và tần số biến thiên tuần hoàn của động năng của con lắc.

6. Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo phương trình: x = Acoswt. Cứ sau khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy p2 = 10. Tính độ cứng của lò xo.

7. Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng của vật bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6 m/s. Xác định biên độ dao động của con lắc.

8. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình: x = 10cos(4pt – p/3) cm. Xác định vị trí và vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.

9. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc w = 10 rad/s, biên độ A = 6 cm. Xác định vị trí và tính độ lớn của vận tốc khi thế năng bằng 2 lần động năng.

10. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 400 g và lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với cơ năng W = 25 mJ. Khi vật đi qua li độ – 1 cm thì vật có vận tốc – 25 cm/s. Xác định độ cứng của lò xo và biên độ của dao động.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *