Giáo viên: Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại

   Giới thiệu: trong bài học này, các bạn sẽ được học các kiến thức
như: khái niệm về diễn biến thể sinh thái, diễn thế nguyên sinh, diễn
thế thứ sinh, nguyên nhân của diễn thế sinh thái, tầm quan trọng
của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI:

– Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

– Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, giữa và cuối.

II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI:

1. Diễn thế nguyên sinh:

Có 2 dạng trên cạn và dưới nước.

– Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong.

Giai đoạn hỗn hợp: Tiếp theo là các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau.

Giai đoạn đỉnh cực: Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định.

 2. Diễn thế thứ sinh:

– Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.

– Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt.

– Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

– Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI:

 1. Nguyên nhân bên ngoài:

– Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường, khí hậu, mưa bão, lũ lụt, núi lửa …gây chết hàng loạt sinh vật.

 2. Nguyên nhân bên trong:

– Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.

– Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông …là nguyên nhân làm biến đổi quần xã sinh vật.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI:

– Hiểu được qui luật phát triển của quần xã sinh vật. Dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã được thay thế trong tương lai từ đó có kế hoạch xây dựng, bảo vệ hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Chủ động có những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *