PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ MẠCH ĐIỆN

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Định luật Ohm đối với đoạn mạch chứa nguồn.

– Phương pháp giải bài toán về mạch điện

– Một số ví dụ và bài tập liên quan.

2. Bài tập.

– Với hơn 15 bài tập tiêu biểu về mạch điện được trích từ sách vật
lý nâng cao, các đề kiểm tra của các trường. Tất cả được khái quát thành vấn đề
sau :

Vấn đề  : Phương pháp giải một số bài toán về mạch điện.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết thêm một số phương pháp
giải bài toán về mạch điện, các phương pháp này được dùng để giải các bài toán
mạch điện khó và phức tạp. Qua đây, các bạn có thể rèn ôn lại các kiến thức
trọng tâm về mạch điện và giải các bài tập khó hơn.


Bài tập
1

BÀI 1 : Một ấm điện được dùng với hđt 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 200C trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là: 4190 J/kg.K; D=1000 kg/m3; H=90%

a. Tính điện trở của ấm điện

b.  Tính công suất điện của ấm

Bài 2: Có 36 nguồn giống nhau mỗi nguồn SĐĐ e=12 V và ĐTT r = 2W ghép thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy song song mỗi dãy gồm m nguồn nối tiếp. Mạch ngoài là 6 bóng đèn giống hệt nhau được mắc song2 .Khi đó hđt mạch ngoài là U=120 V và csuất mạch ngoài 360 W.

a. Tính điện trở mỗi bóng đèn   (các đèn sáng bình thường)

b. Tính m,n

c. Tính công suất và hiệu suất của của bộ nguồn trong trường hợp này

Bài 3 : Có mạch điện như hình vẽ.
                                      
Nguồn điện có suất điện điện E  = 12V và có điện trở trong r = 0,5
W. Các điện trở mạch ngoài R1 = 4,5W, R2 = 4W, R3 = 3W.

a. K mở. Tìm số chỉ của ampe kế , hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở, công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài, hiệu suất của nguồn điện.

b. K đóng. Tìm số chỉ của ampe kế , hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở, công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài, hiệu suất của nguồn điện.

ĐS: a. I = 1A; U1 = 4,5V; U2 = 4V; U3 = 3V; P = 11,5W; H = 95,83%.

b.  I = 1,5A; U1 = 6,75V; U2 = 0V; U3 = 4,5V; P = 16,875W; H = 93,75%.

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R2 = 6W, R3 = 3W, r = 5W, RA = 0. Ampe kế A1 chỉ 0,6A. Tính suất điện động của nguồn và số chỉ của Ampe kế A2.
                                            

ĐS: ξ = 5,2V ; Ampe kế A2 chỉ 0,4A.

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ.
                                                    
Nguồn điện có suất điện động ξ  = 7,8V,và điện trở trong r = 0,4
W. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R3 = 3W, R4 = 6W.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

b. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D.

c. Tính hiệu điện thế hai đầu nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện.

ĐS: a. I1 = I2 = 1.17A ; I3 = I4 = 0,78A

U1 = U2 = 3,51V ;  U3  = 2,34V ;  U4 = 4,68V

b. UCD = -1,17V. c. UAB = 7,02V ; H = 90%.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ.
                                      
Nguồn điện có suất điện động E  = 21V, và điện trở trong r = 1
W. Các điện trở mạch ngoài R1 = 2W, R2 = 4W, R3 =  R4 = 6W, R5 = 2W.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở . Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài.

b. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D.

c. Tính hiệu suất của nguồn điện.

ĐS: a. I1 = I2 = 2A ; I3 = I4 = 1A  ;  I5 = 3A

U1 = 4V; U2 = 8V ;  U3  = U4  = 6V ;  U5 = 6V ; P = 54W.

b. UCD = 2V.  c. H = 85,7%.

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ.
                                              
Nguồn điện có suất điện động ξ = 12V,và điện trở trong r = 0,1
W. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = 2W,R3 =  4W, R4 = 4,4W.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

b. Tính hiệu điện thế UCD, UAB.   Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài và hiệu suất nguồn điện.

ĐS: a. I1 =1,5A; I2 =I3 = 0,5A;I4 = 2A ; U1 =3V

U2 = 1V; U3  =2V; U4  = 8,8V.

b. ĐS: UCD = 10,8V; UAB = 3V. c. P = 23,6W; H = 98,3%.

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ.
                                          
Nguồn điện có suất điện động ξ  = 6V, và điện trở trong r = 0,5
W. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = 2W, R3 =  R5 = 4W,

R4 = 6W. Điện trở của ampe kế không đáng kể.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

b. Tìm số chỉ của ampe kế, tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài và hiệu suất nguồn điện.

ĐS:a.  I1=1A; I2 =0,75A; I4 = 0,25A;I3 = I5 = 0,5A ;

U1=2V; U2 =U4 = 1,5V ;  U3  =U5  = 2V.

b. IA = 0,25A; P = 5,5W ; H = 91,67%.

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ.
                                                  
Nguồn điện có suất điện động E  = 6V, và điện trở trong r = 0,5
W. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R4 = 4W,  R3 =  R5 = 2W.Điện trở của ampe kế không đáng kể.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

b. Tìm số chỉ của ampe kế, tính hiệu điện thế hai đầu nguồn điện.

ĐS: a.I1 =0,8A; I2 =I4 = 0,4A; I3 =I5 =0,4A

U1 =3,2V;U2 =U4 =1,6V; U3 =U5 = 0,8V

b.IA = 0A; P = 4,48W


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *