BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG.

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Phương trình chuyển động của vật theo phương ngang và phương thẳng đứng.

– Quỹ đạo chuyển động của vật chuyển động ném ngang.

 – Thời gian chuyển động của vật.

 – Tầm ném xa.

– Vận tốc của vật tại thời điểm t.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 9 bài tập về chuyển động của vật bị ném ngang được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Bài Toán Về Chuyển Động Ném Ngang.

** Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được quỹ đạo chuyển động của vật bị ném ngang, phương pháp giải bài tập về chuyển động ném ngang, các ứng dụng của vật ném ngang trong thực tế. Dạng bài tập này sẽ có trong nội dung ôn thi học kì và kiểm tra hết chương.

Bài tập 1

BÀI TẬP ÁP DỤNG


BÀI 1
: Viên phi công lái máy bay ở độ cao 10 km với tốc độ 540 km/h. Viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2. Vẽ gần đúng dạng quỹ đạo của quả bom. 

BÀI 2: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20 m/s và rơi xuống đất sau 3 s. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tính:

a. Độ cao nơi ném quả bóng?

b. Vận tốc của quả bóng khi chạm đất.

c. Tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng.

BÀI 3: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian rơi và vận tốc của hòn bi khi chạm đất.

BÀI 4: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18 m. Lấy g = 10m/s2.

a. Tính thời gian rơi của vật và vo.

b. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.

BÀI 5: Từ trên đỉnh đồi cao 40 m, một người ném một quả cầu theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10m/s2.

a. Viết phương trình chuyển động của quả cầu.

b. Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu. Nhận xét?

c. Quả cầu rơi xuống mặt đất cách phương thẳng đứng (qua đỉnh đồi) bao xa? Tính vận tốc của nó khi chạm đất.

BÀI 6: Một vật được ném ngang với tốc độ 30 m/s ở độ cao h = 80m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2.

a. Lập phương trình chuyển động của vật.

b. Tính tầm xa của vật và vận tốc của vật lúc chạm đất.

c. Vẽ quỹ đạo của chuyển động của vật.

BÀI 7 : Viên phi công lái máy bay trên cao với tốc độ 540 km/h. Viên phi công phải thả bom trúng mục tiêu (theo phương ngang) là chiếc thuyền đang cách máy bay 10km , chuyển động thẳng đều với tốc độ 40 km/h ngược chiều với máy bay trong thời gian bao lâu và bom trúng thuyền ở vị trí nào ? Lấy g = 10m/s2 .


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ :

BÀI 1 : Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 1,50m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Hỏi thời gian chuyển động và tốc độ của bi lúc rời bàn ? 

BÀI 2 : Một viên bi được ném theo phương ngang ở độ cao 1,25 m. Điểm chạm đất của nó cách nơi ném 1,5 m. Thời gian rơi của viên bi là bao nhiêu?

BÀI 3 : Sườn đồi có thể coi là mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng a = 300 so với trục Ox nằm ngang. Từ điểm O trên sườn đồi người ta ném một vật nặng với vận tốc ban đầu V0 theo phương Ox. Tính khoảng cách d = OA từ chỗ ném đến điểm rơi A của vật nặng trên sườn đồi, Biết V0 = 10m/s, g = 10m/s2.

Đáp án: d = 1,33 m
BÀI 4 : Một hòn đá được ném từ độ cao 2,1 m so với mặt đất với góc ném a = 450 so với mặt phẳng nằm ngang. Hòn đá rơi đến đất cánh chỗ ném theo phương ngang một khoảng 42 m. Tìm vận tốc của hòn đá khi ném ?
Đáp án: V0 = 20 m/s

BÀI 5 :
Một máy bay đang bay ngang với vận tốc V1 ở độ cao h so với mặt đất muốn thả bom trúng một đoàn xe tăng đang chuyển động với vận tốc V2 trong cùng 2 mặt phẳng thẳng đứng với máy bay. Hỏi còn cách xe tăng bao xa thì cắt bom (đó là khoảng cách từ đường thẳng đứng qua máy bay đến xe tăng) khi máy bay và xe tăn­g chuyển động cùng chiều.

BÀI 6 : Từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng a so với phương ngang, người ta ném một vật với vận tốc ban đầu V0 hợp với phương ngang góc a . Tìm khoảng cách l dọc theo mặt phẳng nghiêng từ điểm ném tới điểm rơi.

Đáp án: 
BÀI 7 :
Ở một đồi cao h0 = 100m người ta đặt 1 súng cối nằm ngang và muốn bắn sao cho quả đạn rơi về phía bên kia của toà nhà và gần bức tường AB nhất. Biết toà nhà cao h = 20 m và tường AB cách đường thẳng đứng qua chỗ bắn là l = 100m. Lấy g = 10m/s2. Tìm khoảng cách từ chỗ viên đạn chạm đất đến chân tường AB.

Đáp án: h = 11,8m
BÀI 8 :
Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc đầu v0 hợp với đường nằm ngang góc a.Bỏ qua sức cản của không khí.Hãy xác định:

a. Khoảng thời gian chuyển động.

b. Độ cao H và tầm xa s đạt được.Với giá trị nào của a thì chúng bằng nhau.

BÀI 9 : Ném một viên đá từ điểm A trên mặt phẳng nghiêng với vận tốc  hợp với mặt phẳng ngang một góc b =600, biết a = 300. Bỏ qua sức cản của không khí.

a.  Tính khoảng cách AB từ điểm ném đến điểm viên đá rơi.

b.  Tìm góc 0 j hợp bởi phương véc tơ vận tốc và phương ngang ngay sau viên đá chạm mặt phăng nghiêng và bán kính quỹ đạo của viên đá tại B.

BÀI 10 : Người ta đặt một súng cối dưới một căn hầm có độ sâu h. Hỏi phải đặt súng cách vách hầm một khoảng l bao nhiêu so với phương ngang để tầm xa S của đạn trên mặt đất là lớn nhất? Tính tầm xa này biết vận tốc đầu của đạn khi rời súng là v0.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *